Đây là một ca khúc mới của NS Khánh Vinh, vừa đật GIẢI NHẤT trong cuộc thi “Sáng tác ca khúc về phòng chống lao động trẻ em” do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Save the Children và Tổ chức Good Neighbors phát động
Chúc mừng Nhạc sĩ Khánh Vinh. Xin trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí và các bạn Chi tiết »
Mẹ, đề tài muôn thuở của thơ ca và tất cả các môn nghệ thuật. Hình bóng Mẹ luôn in đậm trong trái tim của mỗi người…
Nguyễn Quân là một người lính Trung đoàn 24 Anh hùng. Thơ văn của anh hóm hỉnh, có khi còn tếu táo nữa; nhưng khi viết về Mẹ thì lại khác: Anh đã trải lòng mình với nhiều cung bậc, lắng sâu và khắc khoải về tình Mẹ; nỗi nhớ, lòng biết ơn và nỗi đau quặn thắt thương Mẹ…
Sắp tới ngày Giỗ Mẹ, Nguyễn Quân gởi tới E24,com.vn bài thơ mà anh đã viết từ năm 2018…
Trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí và các bạn bài thơ "MẸ" của Nguyễn Quân qua giọng ngâm của Trần Minh Thu
Admin: Mạnh Bình Chi tiết »
Tháng Tư đã lại về. Nhân Kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng Miền Nam (30/4/1975 - 30/3/2020), xin trân trọng giới thiệu Hành khúc Trung đoàn Trung Dũng", bài hát Truyền thống của Trung đoàn 24 A Anh hùng, do nhạc sĩ Khánh Vinh sáng tác Chi tiết »
“Ngày trước, ta chỉ có đêm và rừng.
Ngày nay, ta có ngày, có trời, có biển.
Bờ biển ta dài, tươi đẹp.
Ta phải biết giữ gìn lấy nó”
(HỒ CHÍ MINH)
Vừa qua, nhạc sĩ Khánh Vinh có chuyến đi thực tế sáng tác rất đặc biệt: Tìm cảm hứng để sáng tác về lực lượng Đặc biệt tinh nhuệ của QĐND.VN. Đó là những cán bộ và chiến sĩ tàu ngầm của Hải quân ND VN.
Xin trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí và các bạn ca khúc đặc biệt này...
MB Chi tiết »
Website E24.com.vn vừa nhận được tác phẩm TRƯỜNG CA TRUNG DŨNG, do đ/c Đại tá Phạm Văn Việt
Nguyên Phó Trung đoàn trưởng về chính trị,
Bí thư Đảng ủy Trung đoàn BB42/fBB327, qđ14, qkI
Kính tặng trung đoàn 24 Anh hùng
Trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí và các bạn! (MB) Chi tiết »
Đầu năm 2018, tôi nhận được hai tập thơ TUYẾT ( nhà xuất bản Văn học, 2008) và BÓNG HÌNH ( nhà xuất bản Văn học, 2012) của nhà thơ Vũ Phán, do tác giả gửi tặng qua email. ( Từ đây, viết tắt hai tập thơ là T và BH)
Anh ra nước ngoài sống đã nhiều năm, mà vẫn làm thơ, vẫn in thơ, tình thơ của anh thực thuỷ chung.
Anh và tôi biết nhau ở Tiền Giang, xa cách nhau hơn 30 năm mà anh vẫn hỏi thăm, dù không gặp mặt vẫn tặng sách, tình bạn với anh thực trân trọng. (Tri Nha) Chi tiết »
Hanoi, 36 Phố phường! Hanoi như cây đàn cổ!..
Thật tài hoa! Tứ thơ đầy sáng tạo do nhà thơ Quốc Toàn Trần phát hiện và khơi nguồn cho nhạc sĩ Nguyễn Khánh Vinh viết nên giai điệu tuyệt vời! Đặc biệt hơn nữa, người dựng Clip này lại chính là nhà thơ Nguyên Hùng, những người bạn lần đầu tiên tôi được gặp tại Hội thảo Vnweblogs và thơ ca Tiếng Việt tại 81, Trần Quốc Thảo. saigon... ...
Hôm nay, sau 8 năm, tô nghe lại tác phẩm này thấy thích lắm!
Trân trọng giới thiệu cùng đồng đội và các bạn!. Chi tiết »
Anh Trần Văn Thuyên, CCB Sư đoàn 8 Anh hùng là người luôn trăn trở về đồng đội và những năm tháng chiến đấu gian khổ ác liệt trên chiến trường Tây Nam bộ. Tháng Bảy lại về. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một bài thơ mà anh vừa gởi về cho website E24.com.vn. Cám ơn tác giả đã luôn cộng tác với chúng tôi... (MB) Chi tiết »
Hoàng Cát nổi tiếng bởi truyện ngắn "Cây táo ông Lành" đăng trên báo Văn Nghệ năm 1973. Nổi tiếng vì "bị đánh". Một cái truyện hiền lành viết về tình cảm tốt đẹp ông Lành dành cho trẻ con đã bị giới "phê bình quan phương" suy diễn nâng thành quan điểm chống lại CNXH. Thời đó người ta còn bảo nhân vật ông Lành là ám chỉ Tố Hữu vì Tố Hữu thường gọi là anh Lành và đầu nhà có trồng cây táo - "Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt" "Xuân về táo rụng nhớ đàn em"... Nhưng sau này Hoàng Cát kể chuyện gặp Tố Hữu thì Tố Hữu nói tớ có biết gì đâu. Vì vậy nên khi làm cái Blog cho Hoàng Cát ghi chú về tác giả dưới ảnh Avatare tôi liền ghi dòng này: Hoàng Cát gần cây táo ông Lành.
Mới biết sự suy diễn của giới "phê bình quan phương" vô cùng nguy hiểm làm khổ Hoàng Cát bao năm "mang án không án" không được đăng cả tên mình dưới những bài viêt. Để nhớ lại thời kỳ kinh hãi đó mời các bạn đọc lại truyện ngắn này cùng với lời "qui tội" của Tạp chí CỘNG SẢN thời đó. (Nguyễn Trọng Tạo) Chi tiết »
Ai cũng hiểu: Cái giá của “Ngày Đại thắng” là máu xương, là nước mắt. Trong ca khúc này, Anh đã nhìn thấy được bóng Mẹ đơn côi trong căn nhà nhỏ, trước dòng sông mênh mang tình người: Dòng sông lời ru, dòng sông ký ức nỗi niềm của Mẹ khi “Các con Mẹ đã đi xa, thật xa…”
Biết bao người Mẹ Anh Hùng khi ngồi trên các Lễ đài mừng ngày Đại thắng đã nuốt nước mắt vào trong, dành nụ cười hướng về đám đông, nhưng khi về nhà, nước mắt Mẹ lại lặng lẽ rơi… Nhạc sĩ Khánh Vinh, bằng sự lùi xa ra, anh đã nhìn thấy được những khoảng lặng trống trải, đớn đau quặn thắt đó để viết nên ca khúc này, một ca khúc bao trùm bởi giai điệu lời ru của Mẹ… (mb) Chi tiết »
Sắp đến ngày 30/4, kỷ niệm 43 năm ngày Saigon Giải phóng, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài thơ của CCB Trần Văn Thuyên, và cùng nhau ôn lại "Một thời để nhớ"... Chi tiết »
"Lại chủ đề Dòng Sông ! những Dòng Sông quê hương vẫn mang đến nhiều xúc cảm và hứng khởi cho tôi ; lần này là một Dòng Sông nơi quê hương bạn tôi - nhà giáo , nhà thơ Mạnh Bình . Những vần thơ nhiều hình ảnh , nhiều xúc cảm của anh đã quyến rũ tôi ! Theo em về bên sông Đuống Bãi xanh , đò mộng mờ xa Cỏ may níu chiều chùng bươc Mây mờ dăng dăng tương tư ... Vậy là tôi đã cùng anh VỀ BÊN SÔNG ĐUỐNG.." (NS. Khánh Vinh)
Cuối tuần, mời các bạn cùng chúng tôi "Về bên sông Đuống" nhé! (MB) Chi tiết »
Anh Trần Văn Thuyên, là CCB E1 Đống Tháp, thuộc F8. Vừa rồi, anh đã về Kiến Tường dự họp mặt CCB F8 nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập. Anh cũng đã có chuyến đi đầy ý nghĩa về thăm lại chiến trường xưa, đặc biệt là thăm Đền thờ Liệt sĩ tại Long Khốt, Long An (giáp biên giới Campuchia). Từ những xúc cảm dâng trào, anh đã viết bài thơ" Tiếng chuông Long Khốt" và gởi đăng trên website E24...
Xin trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí và các bạn! Chi tiết »
Anh Đoàn Đức Chính - CSV k13 Kskt, CCB c2, d74, f304b, qk Việt bắc, là một CCB luôn đau đáu về Đá Biên, nơi có rất nhiều bạn bè của anh là Lính Sinh viên trường ĐHXD Hà Nội đã chiến đấu và mải mãi nằm lại tại rạch Đá Biên, Thạnh Hóa, Long An.
Anh Chính vừa gởi cho tôi một ca khúc mớ: ĐÁ BIÊN NGÀY ẤY-BÂY GIỜ (Anh chính đang đề nghị đổi tên thành "HUYỀN THOẠI RẠCH ĐÁ BIÊN". Hình ảnh, giai điệu và ca từ hòa quyện vào nhau, đầy cảm xúc! Xem Clip này chỉ muốn khóc! Một thời của chúng ta trên cánh đồng nước nổi Tháp Mườ. Một thời tuổi trẻ, chiến đấu và hy sinh...
Cám ơn tác giả Đoàn Đức Chính, Dương Xuân Chánh thật nhiều. Tôi đã xin phép được đăng lại trên website của Trung đoàn 24. Trân trọng gởi đến các đồng chí, các bạn! Chi tiết »