Nghĩa Trang liệt sỹ đường 9 được khởi công xây dựng ngày 2/9/1995 và khánh thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/1997). Tổng kinh phí đầu tư gần 13 tỷ đồng, có 16 hạng mục công trình lớn nhỏ được thi công. Trong đó có hai hạng mục công trình lớn mang tính nghệ thuật và lịch sử: Tượng đài chiến thắng và Khu hành lễ.
Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 có tổng diện tích là 13 ha với quy tụ gần 9.500 mộ liệt sỹ (con số tương đối vì có những ngôi mộ tập thể). Trong đó có 3.227 mộ liệt sỹ được xác định đầy đủ tên tuổi quê quán, được mai táng theo từng tỉnh thành; có 785 mộ xác định chưa đầy đủ; còn lại chưa rõ tên tuổi. Trong số này có 8 anh hùng liệt sỹ hội đủ cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Phần mộ liệt sỹ biết đầy đủ họ tên, quê quán được chia thành 14 khu vực liên hoàn theo từng địa phương...
Dưới đây là trích đoạn Video Clip 2: “LỄ DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ TẠI NTLS QUỐC GIA ĐƯỜNG 9...” Chi tiết »
Ngày05 và 06 tháng 9 năm 2017, đoàn công tác của Sở LĐ.TB&XH tỉnh Tiền Giang có chuyến đi thăm viếng và dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị, dâng hương tưởng niem các anh hùng liệt sĩ tại NTLS Trường Sơn, NTLS quốc gia Đường 9 và về Quảng Bình dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp…
Dưới đây là một trích đoạn Video Clip: “LỄ DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ TẠI NTLS QUỐC GIA TRƯỜNG SƠN” và nghi thức đón LS Đinh văn Xê về an táng tại NTLS Tiền Giang… Chi tiết »
16 giờ ngày 15 tháng 4 năm 1975, có điện triệu tập Trung đoàn trưởng và Chính ủy Trung đoàn 24 đến gặp Bộ tư lệnh tiền phương nhận nhiệm vụ ở xã Thạnh Phú Long thuộc huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.
Đồng chí Ba Thắng - Chính ủy Bộ tư lệnh tiền phương sau khi thông báo vắn tắt tình hình đang diễn ra rất khẩn trương, nêu rõ yêu cầu nhiệm vụ: Quân khu 8 có vinh dự tổ chức cánh quân đánh từ Long An vào thẳng vùng ven Sài Gòn ở quận 8 để nhận nhiệm vụ tiếp theo.
Lực lượng gồm Trung đoàn 24, Trung đoàn 88, Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 Long An và Trung đoàn 271 đang đến sau. Nhiệm vụ chung là tiến công thần tốc mở đường theo trục đường 5B (lúc đó) đến rạch Cần Giuộc vào ngày "X" (ngày 27 tháng 4 năm 1975). Trung đoàn 24 đảm nhiệm chủ công đi đầu, tiếp sau là Trung đoàn 88 dự bị, sau cùng là các tiểu đoàn của tỉnh Long An... Chi tiết »
Vừa qua, nhân họp mặt CCB E24 tại Cần Thơ, Ban Liên lạc Truyền thống E24 đã nhắc lại một trong những nhiệm vụ quan trọng mà BLL đã và đang thực hiện trong những năm qua: Đó là việc tiếp tục tìm kiếm các LS E24 đã hy sinh tại Xa Mát - Thiện Ngôn (Tây Ninh) diễn ra từ ngày 01/4/1972, trong chiến dịch Nguyễn Huệ (Mùa hè đỏ lửa 1972)... Chi tiết »
Tôi xin trân trọng gởi những hình ảnh trong Video Clip này đến các đồng đội của tôi, thân hữu của tôi và tất cả những ai có tình cảm sâu sắc với Tây Nguyên, như là SỰ TRỞ VỀ NHỮNG KÝ ỨC THIÊNG LIÊNG... (M.B) Chi tiết »
Đêm nay Hà Nội mưa to. Ti vi bị mất tín hiệu, Tony thì cứ chạy quýnh lên vì sấm...
Nghe tiếng mưa rơi, nhớ đến những ngày tháng hành quân trên đường Trường Sơn với những cơn mưa rừng... (Phạm Ngọc Cấp) Chi tiết »
Giiở lại cuốn lịch sử TRUNG ĐOÀN 24 1966 - 1979 do đích thân Thiếu tướng Anh hùng Trần Đối ký tặng, tôi bồi hồi xúc động khi đọc lại những trang sử hào hùng của Trung đoàn trong những ngày Tháng Tư năm 1975 sôi sục khí thế tiến công. Xin chép lại ra đây để các đồng chí và các bạn cùng hồi tưởng lại... (Nguyễn Mạnh Bình) Chi tiết »
...Đến 10 giờ 45 thì tiểu đoàn 4 và 6 cùng Tiểu đoàn 5 đã đánh chiếm Tổng Nha Cảnh Sát và khu Quân Cảnh. Đến 11 giờ, ta chốt chặn các cổng ra vào, kiểm soát toàn bộ tình hình. Khoảng 1000 tên địch đã vứt bỏ sắc phục, giơ tay xin hàng. Tất cả đều vâng dạ rối rít cảm ơn… Phóng viên nhiếp ảnh các nước kéo đến quay phim, chụp ảnh cảnh ta chiếm Tổng Nha Cảnh Sát, lúc này là 11 giờ trưa ngày 30 Tháng 4 năm 1975. Chi tiết »
Đây không phải là chuyến đi du lịch "cưỡi ngựa xem hoa", mà là sẽ cùng Sĩ Hồ, đến thăm và chụp hình toàn bộ các ngôi mộ Liệt sĩ đang nằm tại các nghĩa trang Sa Thầy, Đắc Tô và Đắc Hà của các tỉnh Kon Tum, NTLS tỉnh Đắc Lắc, NTLS Đức Cơ, NTLS A-Uyn-Pa, An Khê... để bổ sung dữ liệu vào hồ sơ tìm kiếm liệt sĩ trong công tác thiện nguyện mà chúng tôi đã và đang tiến hành... (MB) Chi tiết »
... 05 giờ sáng, đại đội đã tới khu vực Tây Thạnh, bên kia đường ,cách hàng rào chừng 200m là sân bay Tân Sơn Nhất. Phía trong sân bay đèn vẫn sáng rực, ngọn đèn đỏ tín hiệu ở phía trên cột phát sóng nhấp nháy liên tục. Nhớ chiều qua, lúc 16 giờ đại đội 2 của tôi cùng đội hình xe tăng cũng đã đến đây. Nhìn vào phía trong sân bay, từng đàn trực thăng bay lên bay xuống liên tục, như một đàn mối ngày mưa. Lúc đó tôi cũng không biết tại sao chúng bay nhiều thế. Sau này mới biết là Thủy quân lục chiến Mỹ đưa người đi di tản. (Ghi chép của Nguyễn Đình Thi. CCB E24-F10) Chi tiết »
Địa hình Gò Công khi ấy không khác mấy những địa danh chúng tôi đã qua như Kiến Phong - Kiến Tường - Mỹ Tho - Long An ... được cái ít kênh rạch bù lại mật độ đồn bốt lại dày đặc , trước khi chúng tôi xuống lính bảo an dân vệ rất hả hê vệ sự bình yên , chúng hầu như không phải đối phó với bất cứ sự kháng cự nào kể cả du kích địa phương , dân nơi đây chưa từng gặp một chiến binh Bắc Việt...(Phạm Ngọc Cấp) Chi tiết »
... 9 giờ 40 phút ngày 11/3, khi thấy xe tăng ta đã đến gần, cách Bộ tư lệnh chừng 100m và biết không chống đỡ nổi Luật bàn với Quang rút khỏi Bộ tư lệnh để bảo toàn lực lượng. Lúc đầu cả hai chạy về hướng tây, đi theo có khoảng gần 100 người. Khi chạy được chừng 300m, Luật lại bàn với Quang chia ra thành hai nhóm. Nhóm của Luật có khoảng 20 người, chạy về hướng tây, nhằm tới khu vườn cà phê của trung tướng Hoàng, vì khu này rậm rạp dễ ẩn nấp, đợi đêm đi tiếp. Nhóm của Quang chạy về hướng nam, phía cầu 14. Cả hai cùng thống nhất sẽ tìm về Phước An rồi về Nhà Trang. (ND Chi tiết »
Vào bộ đội khá lâu, từ năm 1968, nhưng đây là lần đầu tiên trực tiếp tôi chứng kiến cảnh pháo binh mình bắn dữ dội đến vậy. Do trời tối, lại ở ngay rìa thị xã nên tôi nhìn rất rõ, các đường đạn đỏ lừ của hỏa tiễn H12 , DKB của pháo 130 ly và 155 ly cứ tới tấp, tới tấp nã vào thị xã.
Chừng dăm phút, sau loạt đạn đầu tiên của pháo binh ta. Cả thành phố Ban Mê Thuột lúc nãy điện còn sáng lòa, giờ tắt ngấm.(NDT) Chi tiết »