MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023  - Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/2/2023)- Vẹn nghĩa với nước non. Sắt son tình đồng đội. 

  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • BÀI VIẾT
  • ALBUM ẢNH
  • LIÊN HỆ ĐẾN QUẢN TRỊ

DANH MỤC BÀI VIẾT

  • HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Website
    • KỶ NIỆM 50 NĂM _ HỘI ĐỒNG NGŨ BẮC GIANG
    • LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ TẠI XÃ ĐẠO THẠNH, T P MỸ THO
    • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ
    • VỀ THĂM NGÃ SÁU CÁI BÈ
    • XÁC MINH BỔ SUNG DANH TÍNH LIỆT SĨ NGUYỄN HẢI TẤN _ e24
  • THÔNG TIN QUAN TRỌNG
    • TIẾP TỤC ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN QUỐC GIA VÀ THAY BANER MỚI CHO WEBSITE E24
    • Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong 2 ngày
    • WEBSITE E24.COM.VN THAY ÁO MỚI...
    • THÔNG TIN VỀ CUỘC HỌP MẶT LẦN THỨ NHẤT, CCB E24 TỈNH TIỀN GIANG
    • THƯ NGỎ
  • 968 LIỆT SĨ TRUNG ĐOÀN 24
    • 968 LIỆT SĨ TRUNG ĐOÀN 24 HY SINH TỪ 1972 - 1975
  • KÝ ỨC THỜI LỬA ĐẠN
    • TRUNG ĐOÀN 24 ANH HÙNG THAM GIA CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ GIẢI PHÓNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH.
    • LỄ DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ TẠI NTLS QUỐC GIA ĐƯỜNG 9...
    • LỄ DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ TẠI NTLS QUỐC GIA TRƯỜNG SƠN
    • TRUNG ĐOÀN 24 TIẾN CÔNG ĐÁNH CHIẾM TỔNG NHA CẢNH SÁT VIỆT NAM CỘNG HÒA...
    • TIẾP TỤC ƯỚC MONG...
  • BÁO XUÂN CANH TÝ 2020
    • MỤC LỤC CHUYÊN TRANG BÁO XUÂN CANH TÝ 2020
    • Cuối năm với chuyến du hành đến La Mã
    • CHÙM THƠ XUÂN của nhà thơ Đặng Tuyết
    • VIẾT CHO MÙA XUÂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ CŨ
    • BIÊN GIỚI HÔM NAY
  • BÁO XUÂN KỶ HỢI 2019
    • LỜI CHÚC TẾT CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN QUỐC THƯỚC, NGUYÊN TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG TRUNG ĐOÀN 24 ANH HÙNG
    • LỜI CHÚC TẾT CỦA TRUNG TƯỚNG TIÊU VĂN MẪN
    • MỘT VÙNG KINH BẮC
    • KON TUM THƯƠNG NHỚ
    • ĐỐT XE MỸ GIỮA SAIGON
  • BÁO XUÂN MẬU TUẤT 2018
    • MỤC LỤC BÁO XUÂN MẬU TUẤT 2018
    • THỈNH CÁO THIÊN TRIỀU
    • TÌNH YÊU KHÔNG CÓ MÙA
    • LỜI CHÚC TẾT CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN QUỐC THƯỚC
    • XUÂN VỀ
  • BÁO XUÂN ĐINH DẬU 2017
    • HƯƠNG VỊ ĐẤT TRỜI
    • SÓI BIỂN GÒ CÔNG
    • LỜI CHÚC XUÂN TRÊN MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC
    • CHÚC MỪNG NĂM MỚI
    • LỜI CHÚC TẾT CỦA CÁC VỊ TƯỚNG LĨNH, SĨ QUAN CHỈ HUY TRUNG ĐOÀN 24 ANH HÙNG
  • BÁO XUÂN 2016
    • LỜI CÁM ƠN
    • LỜI CHÚC TẾT CỦA BLL.CCB E24
    • BÀI CA NGƯỜI LÍNH
    • ĐÔI DÒNG ĐẦU XUÂN VỀ TÌNH ĐỒNG ĐỘI
    • CHIA TAY BÊN DÒNG SÔNG VÀM CỎ
  • THỜI SỰ & SUY NGẪM
    • CHIỀU MUỘN
    • Phần 2: TRUNG ĐOÀN 24 ANH HÙNG THAM GIA CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH, GIẢI PHÓNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH.
    • CUNG CHÚC TÂN XUÂN NĂM NHÂM DẦN - 2022
    • KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
    • Bộ Y tế phát đi “Thông điệp 5T” chống dịch Covid-19 giai đoạn mới
  • DANH SÁCH LIỆT SĨ HY SINH TỪ 1972 ĐẾN 1975
    • CÔNG BỐ HOÀN CHỈNH DANH SÁCH LS TOÀN NGHĨA TRANG TP LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG
    • DANH SÁCH 1221 LIỆT SĨ CỦA TRUNG ĐOÀN 88 HY SINH TẠI PHÍA NAM
    • DANH SÁCH LIỆT SĨ TRUNG ĐOÀN 88 QUÊ Ở HÀ BẮC HY SINH TẠI MẶT TRẬN PHÍA NAM
    • DANH SÁCH LIỆT SĨ TRUNG ĐOÀN 207
    • DANH SÁCH LIỆT SĨ SƯ ĐOÀN 8 - QUÂN KHU 9 HY SINH TẠI MẶT TRẬN TÂY NAM (1979-1980)
  • NHỮNG NGÀY HỌP MẶT ĐÁNG NHỚ
    • 50 NĂM DẤU ẤN CUỘC ĐỜI
    • MỘT THỜI...
    • HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QĐND.VN
    • HỌP MẶT KỶ NIỆM 72 NĂM THÀNH LẬP CƠ QUAN CHÍNH TRỊ QUÂN KHU 8.
    • HỌP MẶT KỶ NIỆM 71 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG TRUNG ĐOÀN 24 ANH HÙNG
  • "ĐỒNG ĐỘI ƠI !.."
    • VỀ ĐÂY, ĐỒNG ĐỘI ƠI!
    • HÔM NAY, NGÀY GIỖI LIỆT SĨ TRẦN VĂN THIỀNG...
    • NGÀY GIỖ LẦN THỨ 45, CÁC LIỆT SĨ TRUNG ĐOÀN 207 TẠI ĐÁ BIÊN _ THẠNH HÓA, LONG AN
    • TIN BUỒN
    • 45 NĂM, RẠCH ĐÁ BIÊN NGÀY ẤY...
  • CÁC TIỂU BAN LIÊN LẠC E24 TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
    • TRUNG TƯỚNG NGUYỄN QUỐC THƯỚC NÓI VỀ VẤN ĐỀ "NÓNG" THÀNH LẬP 3 ĐẶC KHU...
    • ĐOÀN CCB E24 HẢI DƯƠNG
    • LỜI CHÚC TẾT CỦA CCB E24 ANH HÙNG TỪ CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC
    • KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY NHẬP NGŨ - Bùi Ngọc Là
    • DANH SÁCH CCB E24 TÂY HÀ NỘI
  • THÔNG TIN ĐỒNG ĐỘI E.24
    • TRUNG TƯỚNG NGUYỄN QUỐC THƯỚC NHẬN DANH HIỆU 75 NĂM TUỔI ĐẢNG
    • TIN BUỒN
    • Trung tướng Nguyễn Quốc Thước được trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang
    • LỜI CÁO LỖI
    • KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ ...
  • MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG
    • CHUNG TAY ĐÁNH BAY COVID 19
    • CẦN XEM XÉT LẠI TRƯỜNG HỢP BỊ THƯƠNG CỦA ÔNG NGUYỄN PHI THƯỜNG
    • CHÂN DUNG ANH HÙNG KHÔNG QUÂN, ĐẠI TÁ NGUYỄN VĂN BẢY
    • NHẠC NƯỚC TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH TỈNH TIỀN GIANG
    • BÁNH CHƯNG ĐẤT và những thơm thảo nghĩa tình...
  • TRANG SÁNG TÁC
    • TRẺ EM NHƯ BÚP TÊN CÀNH
    • MẸ _ Thơ Nguyễn Quân
    • HÀNH KHÚC TRUNG ĐOÀN TRUNG DŨNG
    • NHỮNG CHIẾN SĨ LÀM CHỦ LÒNG ĐẠI DƯƠNG
    • TRƯỜNG CA TRUNG DŨNG
  • Việt Nam Đất Nước Con Người
    • CHIẾN LŨY PHÁO ĐÀI VÀ BẾN ĐỖ CỦA NHỮNG CON TÀU KHÔNG SỐ
    • CHÚNG TÔI HÁT VỀ NGƯỜI LÍNH _ Kỷ niệm 74 năm ngày thành lập QĐND.VN
    • ĐẠI BÀNG XUỐNG NƯỚC... .
    • HUYỀN THOẠI CÔN ĐẢO
    • ÂM VANG CÔN ĐẢO...
  • THÔNG TIN TỔNG HỢP
    • CHÀO XUÂN TÂN SỬU 2021
    • Hướng dẫn thực hiện cách ly xã hội sau 15/4
    • KỶ NIỆM 45 NĂM CHIẾN THẮNG NGÃ SÁU BẰNG LĂNG _Cái Bè, Tiền Giang)
    • Khởi động BÁO XUÂN CANH TÝ 2020
    • CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2020
  • NHỮNG CA KHÚC CÒN MÃI VỚI THỜI GIAN
    • VĨNH B IỆT NHẠC SĨ VĂN KÝ, tác giả của BÀI CA HY VỌNG.....
    • MẸ TÔI
    • BUÔN BẤC BUÔN DẦU
    • VĨNH BIỆT NHẠC SĨ THANH TÙNG...
    • TÌNH CẢM CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH BẮC VỚI BÀI “ GỬI NẮNG CHO EM”
  • THƯ GIÃN
    • THÔI, BỎ QUA ĐI TÁM !
    • CHŨM CHỌE
  • LIÊN LẠC TRỰC TUYẾN
    • BẢN ĐỒ NGƯỜI TRUY CẬP

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT NỔI BẬT

  • BẢNG LƯU TRỮ DANH SÁCH LIỆT SĨ HY SINH TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM (280649 lượt xem)
  • DANH SÁCH 1221 LIỆT SĨ CỦA TRUNG ĐOÀN 88 HY SINH TẠI PHÍA NAM (112054 lượt xem)
  • DANH SÁCH 968 LIỆT SĨ E 24 HY SINH TỪ 1972 ĐẾN 1978 (89142 lượt xem)
  • DANH SÁCH LIỆT SĨ SƯ ĐOÀN 8 - QUÂN KHU 9 HY SINH TẠI MẶT TRẬN TÂY NAM (1979-1980) (57337 lượt xem)
  • 968 LIỆT SĨ TRUNG ĐOÀN 24 HY SINH TỪ 1972 - 1975 (54983 lượt xem)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • KỶ NIỆM 50 NĂM _ HỘI ĐỒNG NGŨ BẮC GIANG (13/12/2022 09:12:57)
  • LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ TẠI XÃ ĐẠO THẠNH, T P MỸ THO (27/07/2022 18:07:47)
  • CHIỀU MUỘN (26/07/2022 16:07:42)
  • CHIẾN LŨY PHÁO ĐÀI VÀ BẾN ĐỖ CỦA NHỮNG CON TÀU KHÔNG SỐ (21/04/2022 01:04:17)
  • Phần 2: TRUNG ĐOÀN 24 ANH HÙNG THAM GIA CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH, GIẢI PHÓNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH. (18/04/2022 22:04:02)

GÓP Ý MỚI NHẤT

  • lê hồng thanh - Tìm mộ chú ruột (13/12/2021 05:12:34)
  • Lê Anh Tuân - Tìm mộ bác. Lê Văn Định (26/11/2021 09:11:46)
  • Ma Văn Sơn - Tìm mộ liệt sĩ (26/08/2021 06:08:46)
  • Vũ Mạnh Hưng - NHỜ MỌI NGƯỜI TÌM GIÚP LIỆT SĨ (27/07/2021 12:07:37)
  • Trần Đức Đồng - tìn mộ liệt sỹ (26/07/2021 05:07:33)

HÌNH ẢNH NỔI BẬT

 
  • QT 2

  •  
  • QT 1

  •  
  • QT2

  •  
  • Hình 14

  •  
  • Hình 13

  •  
  • Hình 12

  •  
  • Hình 11

  •  
  • Hình 10

  •  
  • Hình 9

  •  
  • Hình 8

  •  
  • Hình 6

  •  
  • Hình 5

  •  
  • Hình 4

  •  
  • hình 3

  •  
  • hình 2

  •  
  • Hình 1

  •  
  • Ngã Sáu 1

  •  
  • tester

  •  
  • A.H Trần Đối và Mai Thế Tân

  •  

  • LIÊN KẾT

     
  • QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

  •  
  • Facebook TRUNG ĐOÀN TRUNG DŨNG

  •  
  • B3-Quân Đoàn 3 Tây Nguyên

  •  
  • NGƯỜI ĐƯA ĐÒ

  • THỐNG KÊ

         Tổng truy cập: 3739706
         Truy cập trong ngày: 661

    BÁO XUÂN 2016

      ĐÔI DÒNG ĐẦU XUÂN VỀ TÌNH ĐỒNG ĐỘI (06/02/2016 01:02:35)
      Cảm xúc đầu xuân của mỗi con người thường nhớ về những tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng...

      Anh Hoàng Thái Tôn, CCB E24 hiện sống tại Nha Trang đã gởi về Báo Xuân của E24 những kỷ niệm đơn sơ mà sâu sắc về tình đồng đội trong những ngày chiến tranh khốc liệt và trong cuộc sống đời thường...

      BBT trân trọng gởi đến các đồng chí, các bạn bài viết này (MB)


      
    Đã là người lính, nhất là những người lính trong chiến tranh, tình đồng đội cao quý đến nhường nào. Nhân dịp Xuân Bính Thân 2016, xin viết đôi dòng về 2 người đồng đội thân yêu.

    1. Người thứ nhất- vừa là anh, vừa là đồng chí. 
    Anh tên là Nguyễn Quang Hòa. Quê anh ở thôn Nguyên Xá, xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Anh nguyên B trưởng C7- K5- E24. Tôi gặp anh trong đoàn thương binh của Trung đoàn trên đường về tuyến sau để ra Bắc đầu năm 1974. Anh vào bộ đội từ năm 1968, sau khi học xong cấp ba và vào chiến trường từ năm 1969. Anh được bổ sung về Trung đoàn 24. Đời binh nghiệp của anh đã gắn bó với Trung đoàn 24 từ chiến trường Tây Nguyên đến Attapeu (Lào) sang chiến trường Cămpuchia đến chiến trường miền Đông Nam bộ và sau này là miền Trung, Nam bộ.
    Khoảng tháng 8 năm 1973, trong một trận đánh giải phóng đồn bót của ngụy nống ra ở Tam Bình, anh bị thương, sau đó được chuyển về điều trị tại Bệnh xá Trung đoàn ở xã Long Tiên. Anh bị sức ép của pháo, hai tai điếc hoàn toàn. Mọi trao đổi thông tin với anh chủ yếu bằng tay…
    Là một người yêu đời, anh hay làm thơ tặng đồng đội. Điều kỳ lạ là bên người anh lúc nào cũng có chiếc sáo trúc anh mang theo từ chiến trường Tây Nguyên. Anh thổi sáo hay; nhiều lúc buồn, anh mang sáo ra bờ kênh dưới rặng trâm bầu xanh ngát ngồi thổi. những ngày đầu, dân Nam bộ không thích nghe tiếng sáo nhưng dần dần nghe mãi cũng quen tai. Không hiểu những tháng ngày ở Gò Công, chắc anh buồn lắm vì không thổi được sáo.

    Nguyễn Đình Hơn cùng Hoàng Thái Tôn
                Ảnh chụp năm 1974 ở Tân Hội, Cai Lậy, Mỹ Tho
                  
    2. Người thứ hai- vừa là bạn, vừa là đồng chí. 
    Đó là Nguyễn Đình Hơn. Quê Hơn ở thôn Tứ Cao, xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Hơn với tôi bằng tuổi nhau. Anh nhập ngũ năm 1970 và vào Nam chiến đấu năm 1971, được bổ sung vào Trung đoàn 24. Hơn cùng Trung đoàn tham 
    gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên cho đến chiến trường miền Trung, Nam bộ. Khi Hơn bị thương là B phó C7- K5- E24. Nghe đồng đội nói Hơn đánh giặc gan lì lắm. Anh bị thương vào tay phải khi đang chỉ huy Trung đội đánh vào lô cốt đầu cầu ở Tam Bình, Cai Lậy. Ngày ấy, sau khi K5 cùng Trung đoàn rút từ Gò Công về, K5 được đóng quân ở Tam Bình, Cai Lậy Nam. Đây là vùng lõm đan xen giữa ta và địch. Bọn địch thường hay nống ra đóng bốt để dành đất, dành dân. K5 cùng Trung đoàn có nhiệm vụ đánh diệt đồn bốt địch để mở rộng vùng giải
    Nguyễn Đình Hơn cùng Hoàng Thái Tôn phóng. Sau khi bị thương, Hơn 
    chụp năm 1974 ở Tân Hội, Cai Lậy, Mỹ Tho được đưa về điều trị tại Bệnh xá Trung đoàn; sau đó cùng chúng tôi về tuyến sau cuối năm 1973.
    3. Chúng tôi gặp nhau trong đoàn thương binh được Trung đoàn đưa về tuyến sau cuối năm 1973. Từ Cai Lậy Nam, chúng tôi vượt lộ 4 (nay là quốc lộ 1A) sang Cai Lậy Bắc và dừng chân ở xã Tân Hội, huyện Cai Lậy Bắc, Mỹ Tho (nay là huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Chúng tôi ở Tân Hội được ít ngày thì có thông báo của Quân khu là đoàn thương binh của Trung đoàn 24 tạm thời dừng lại ở xã Tân Hội thời gian dài chờ đường giao lên thông mới đi được. Một số anh em trong đoàn tự liên hệ nhà dân để ở… Còn tôi, tôi báo với đoàn về ở nhà ba má nuôi. Chả là, hồi tháng 9 năm 1972, tôi bị thương lần thứ nhất ở Tân Hội trong một trận chống càn. Lúc ấy K5 mới xuống dừng chân ở Tân Hội đêm hôm trước thì ngày hôm sau bị chúng nó càn. Hầm của tôi bị trúng 1 quả pháo; Huy, người Thanh Hóa cùng hầm hy sinh ngay tại chỗ; còn tôi bị thương. Sau một tuần điều trị tại Bệnh xá H1 của tỉnh đội Mỹ Tho ở Ấp Bắc, tôi được dân y huyện Cai Lậy Bắc đem về nuôi và tôi được nuôi trong gia đình ba má. Gia đình Ba má nuôi tôi là gia đình cách mạng. Ba là Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND Cách mạng xã Tân Hội; má ở nhà buôn bán nhỏ (mở tiệm bán đồ khô các loại) để che mắt địch; Anh Hai đi theo kháng chiến hoạt động trên R; chị Ba là đảng viên, là cán bộ kinh tài huyện (hoạt động bán hợp pháp). Hai anh y tá dân y huyện nhận tôi về nuôi thì một là con rể của ba má (lấy chị Sáu); còn một người nữa là cháu ruột của má (anh Tư Tâm). Anh ở xã Cẩm Sơn, Cai Lậy Nam sang hoạt động bên Cai Lậy Bắc. 
    Sau gần 2 tháng được gia đình ba má đùm bọc, cưu mang, lúc này vết thương tạm ổn, tôi được thông báo sắp tới đơn vị đi xa (xuống Gò Công). Dù 2 tai vẫn còn máu và mủ ra thương xuyên, nhưng tôi vẫn nói với các anh và ba má là cho tôi về đơn vị. Thế là vài ngày sau, tôi được giao liên đưa về. Lúc ấy K5 đang đóng quân ở Ấp Bắc. Ở Ấp Bắc ít ngày, tôi lại tiếp tục cùng đơn vị hành quân vượt lộ 4 xuống Chợ Gao, Gò Công và sau này về Tam Bình cho đến khi bị thương lần thứ hai.

    4. Tôi, anh Hòa và Hơn sớm thân nhau vì cùng tiểu đoàn; tôi hay đưa anh Hòa và Hơn ra nhà ba má nuôi chơi. Mỗi khi có lính càn là chúng tôi cùng xuống xuồng của ba má để di chuyển ra khỏi vùng địch càn. Vào mùa vụ, công việc đồng áng nhiều, chúng tôi thường giúp ba má gặt lúa, đập lúa…
    Thấm thoát đã gần 1 năm chúng tôi sống ở Tân Hội, tuy không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng chúng tôi cũng chịu đựng bom pháo khi giặc càn. Nhiều đêm bừng dậy khi pháo địch bắn vu vơ vào vùng giải phóng. Chúng tôi thương nhau, coi nhau như anh em ruột. Mọi tâm sự về gia đình và những dự định cho tương lai (nếu còn sống) đều được tâm sự và chia sẻ. Đến cuối tháng 11/1974, chúng tôi được thông báo đường giao liên thông lên Cămpuchia đã thông, Đoàn thương binh của Trung đoàn 24 được lệnh tiếp tục hành quân về tuyến sau. Chúng tôi chia tay Tân Hội với bao tình cảm lưu luyến. Vùng đất và con người Tân Hội đã đùm bọc chúng tôi thời gian dài. Do sống lâu với dân, tình cảm giữa quân và dân có nhiều sâu đậm nên có một vài trường hợp không muốn đi… Và chúng tôi lại tiếp tục lên đường, vượt sông Vàm Cỏ Tây hành quân về tuyến sau. Sau 6 đêm hành quân, chúng tôi cũng về được Đoàn an dưỡng 640 Quân khu 8. Lúc này Đoàn an dưỡng thương bệnh binh của Quân khu 8 đóng Cămpuchia. 
    Một kỷ niệm không quên với tôi là lên Cămpuchia được ít ngày thì vết thương cũ của tôi tái phát. Tôi được đơn vị đưa đi điều trị tại Bệnh viên K20. Trong thời gian điều trị, tôi đã ăn Tết Nguyên đán Ất Mão 1975 tại Bệnh viện. Tôi không nhớ rằng mình đã đón giao thừa như thế nào… nhưng sát ngay bệnh viện có Đoàn văn công Quân giải phóng nên ngày nào cũng nghe tiếng hát, tiếng đàn của các anh trong Đoàn Văn công. Sau Tết Nguyên đán Ất Mão 1975, tôi tiếp tục về lại Đoàn an dưỡng 640. Giữa tháng 2/1975, tôi được Thủ trưởng Đoàn an dưỡng 640 thông báo là đã được cán bộ Trường Quân chính Quân khu 8 tuyển chọn về Trường. Đoàn chúng tôi gồm 9 người (kể cả 2 cán bộ quân lực của Trường). Chúng tôi được thông báo tiếp tục trở lên chiến trường. Lúc này Trường Quân chính Quân khu từ Cămpuchia cũng đang di chuyển xuống chiến trường. Nhận được thông báo, tâm trạng của tôi rất buồn, mọi ước mơ và dự định về tương lai gần như biến mất; anh em đồng hương, đồng đội gắn bó lâu nay đến chia tay rất đông; ai cũng tranh thủ viết vội dòng lưu bút. Với anh Hòa và Hơn, cả hai chẳng nói nhiều lời, chỉ biết ôm nhau, xiết chặt tay nhau…
    Lúc chia tay, anh Hòa viết “…Trước lúc chia ly này tâm sự với Tôn đôi điều và thực ra chúng mình tâm sự với nhau nhiều rồi. Chúc Tôn vui khỏe trẻ- hồn nhiên trong cuộc sống- thông cảm cho nhau nhé. Tin rằng chúng mình sẽ còn gặp nhau đấy Tôn ạ. Có thể ở Căm pốt này hay thiên đường thì chưa rõ nhưng đó là điều chắc chắn…”. 
    Còn Hơn thì viết “…Làm sao vui được đối vối Hơn Tôn ơi! Đang vui thì đứt dây đàn, hôm nay Tôn xa không biết nói gì với Tôn. Hơn chỉ biết người bạn của Hơn ra đi để lại một cảnh buồn bả suy nghĩ! Thôi chúc Tôn xa khỏe trẻ, bình an, luôn yêu đời và có nhiều ước vọng cao quý. Hãy luôn luôn nhớ Hơn Tôn nhé! Xiết chặt tay người bạn trung thành nơi tuyến lửa”.
    5. Những lời chia tay dưới tán rừng già Tây Ninh tưởng chừng như để nhớ. Nhưng, điều mà anh Hòa “chắc chắn” đã trở thành hiện thực. Năm 1985, tình cờ, tôi gặp anh Hòa tại thành phố biển Nha Trang. Ngay từ lần đầu, tuy xa nhau đã 10 năm, nhưng 2 anh em đã nhận ra ngay. Chúng tôi ôm nhau sung sướng…
    Vẫn cái giọng thủ thỉ như ngày nào, anh Hòa hỏi: 
    - Tôn hả! Sao lại ở đây? Có khỏe không? Vợ con gì chưa?...
    Anh hỏi một loạt làm tôi không kịp trả lời. Sau đó chúng tôi cùng kể cho nhau nghe những gì đã qua kể từ ngày chia tay năm ấy. Với anh, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh được ra Bắc và về Đoàn an dưỡng Quân khu 3 ở Hải Dương. Tại đây, anh đã yêu cô y tá và sau này cưới cô ấy làm vợ. Anh thi đậu vào Đại học Thủy lợi. Tốt nghiệp ra trường, anh được phân công về công tác tại Sở Thủy lợi Phú Khánh (sau này là Khánh Hòa) và anh gắn bó với nghề cho đến ngày nghỉ hưu. Hiện nay, nhà anh ở thành phố Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang gần 60 km. Tôi và anh thỉnh thoảng gặp nhau; khi có chuyện vui đều thông báo để cùng chia sẻ.
    Còn Hơn. Cứ tưởng đã quên. Ai ngờ, mới đây, nhân kỷ niệm 40 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Hơn cùng con trai, con dâu vào thăm lại chiến trường xưa. Khi xuống Tân Hội, Hơn đã quên đường phải vào UBND xã để hỏi. Đầu tiên, họ đưa tới gia đình ông Ba Thành nào đó (tên ba nuôi của tôi là ông Ba Thành). Nhưng Hơn nói không phải, sau đó họ mới đưa đến đúng nhà cần tìm. Lâu ngày gặp nhau, mọi người phấn khởi. Sau đó, cô Tám Hường đã điện thoại cho tôi và kể chuyện Hơn đã về Tân Hội. 
    Một hôm, nghe chuông điện thoại, tôi cầm máy nghe. Bên kia hỏi liền:
    - Có phải Tôn đó không? Có nhớ Hơn không? Hơn, Nga Sơn, Thanh Hóa đây!
    Đầu tiên, do quá bất ngờ nên tôi chưa nhận ra. Nhưng sau vài lưỡng lữ tôi nhớ ra Hơn và tôi trả lời: Tôn đây, Hơn đấy à! Sao không nhớ được…
    Thế là, qua điện thoại, chúng tôi kể cho nhau nghe về bản thân của từng đứa. Sau đó, tôi thông báo có ở gần anh Hòa và cho Hơn số điện thoại của anh Hòa.
    Cuộc đời con người với bao gian truân, vất vả, nhưng khi đồng đội gặp nhau là quên hết. Chúng tôi mừng là chúng tôi vẫn còn khỏe mạnh, vẫn còn giữ trong mình truyền thống của người línhTrung đoàn 24 năm xưa.
    HOÀNG THÁI TÔN

    P/S:
    Điện thoại của anh Hòa, nguyên B trưởng C7-K5- E24: 0168 7249539;
    Điện thoại của Hơn, nguyên B phó C7-K5- E24: 0166 5381669.
    Góp ý(1)
    • 1 - Viết bởi PNC (10/02/2016 03:02:49)
    • rất hay rất tình nghĩa thế mới là24 AH .
    Thêm góp ý
  • Họ và tên (*)
  • Địa chỉ email
  • Tiêu đề
  • Nội dung (*)
  • (*) Thông tin bắt buộc
    Tin liên quan
  • » LỜI CÁM ƠN
  • » LỜI CHÚC TẾT CỦA BLL.CCB E24
  • » BÀI CA NGƯỜI LÍNH
  • » CHIA TAY BÊN DÒNG SÔNG VÀM CỎ
  • » MÙA XUÂN BI TRÁNG NĂM ẤY...
  • Người quản trị: Nguyễn Mạnh Bình - Địa chỉ: Số nhà 868 - Ấp 2, Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho, Tiền Giang

    Email: e24.bbt@gmail.com - ĐT: 0918819803. FB: bbt.e24

    © 2011 Bản quyền thuộc NGUYỄN MẠNH BÌNH . Trợ giúp kỹ thuật bởi VIỄN THÔNG TIỀN GIANG