-
MÙA XUÂN BI TRÁNG NĂM ẤY
(31/01/2018 10:01:18)
-
Không có đổ máu chiến tranh,, sao có hòa bình hạnh phúc?! Hồi ký của anh Lê Danh Cát, CCB E24 từng trực tiếp tham gia trận tấn công Mùa xuân năm 1968 tại chiến trường Tây Nguyên (thị xã Kon Tum) như làm sống lại những phút giây, những hình ảnh bi tráng của E24 trong thời điểm Tết Mậu Thân năm ấy. Xúc động trào nước mắt! Bên cạnh những trang sử vẻ vang của Trung đoàn 24 Anh hùng còn có cả những trang đẫm nước mắt. BBT chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ, và quyết định đăng lại đoạn hồi ký này, và muốn nói với các bạn rằng: "BỞI CHIẾN TRANH KHÔNG PHẢI TRÒ ĐÙA"... (MB)
Bảy giờ tối, 24/6/2017, chú Thuật trên Sài gòn điện xuống
Kế hoạch đi Tây Nguyên vẫn vậy nhá, 7 giờ sáng mai xe đón tại nhà bác Thứ. Anh cố lên sớm cùng đi
À à, nhớ rồi nhưng anh vừa đi xa về, đang sụt sịt chắc ốm mất…
Ây chết! chuyến này về thăm lại miền đất diễn ra những trận đánh đầu tiên của đơn vị mình, còn mỗi bốn vị cựu trào, anh Xiểm báo vắng rồi, bác phải cố lên, bọn em chờ đấy !
Vậy là mình phải cố đi thôi! Chỉ mong gặp lại cảnh cũ người xưa và linh hồn bất diệt của những người đã khuất sẽ giúp mình thêm sức lực, hâm nóng lại kí ức của một thời gian khó, ác liệt mà cũng rất hào hùng trên cánh Bắc Kon Tum những năm đầu đánh Mỹ
Nếu nửa thế kỷ trước, mất hơn ba tháng vượt đèo lội suối dọc Trường Sơn chúng tôi mới vào đến làng Phi Hà, vùng ngã ba Biên giới, thì lần này ngồi xe hơi theo đường 14 phẳng lì, uốn lượn như dải lụa, giữa chập chùng rừng thông và bạt ngàn nương rẫy. Từ Sài Gòn qua Bình Dương, Bình Phước, Đak Nông, Gia lai, chỉ hai ngày, chúng tôi đã tới thành Phố Kon Tum.
Bất ngờ đầu tiên vớí tôi là được biết trụ sở Ban chỉ huy sư 10 ( đoàn Đak Tô) hiện nay, cùng với sân vận động thành phố ngay bên cạnh, chính là Biệt khu 24, nơi diễn ra trận huyết chiến chiến lược giữa tiểu đoàn 5, E 24 phối hợp đơn vị đặc công BIII, với lực lượng đông đảo thuộc E 42 QLVNCH có lính mỹ, xe tăng,xe bọc thép và trực thăng yểm trợ, diễn ra giữa ban ngày dip tết Mậu Thân 1968!.Tôi hỏi cái tháp nước đâu rồi, các anh nói nó ở xa phía nhà đồng chí Tiệp chủ tịch CCB Tu Mơ Rông, bị phá sập rồi. Hướng tấn công sân bay dã chiến chỉ còn lại đoạn dường băng, trường bắn đã san thành khu dân cư, dinh tỉnh trưởng vẫn còn, nay là Ban tổ chức tỉnh ủy Kon Tum…
Vâng! ngày ấy phải vượt bao đèo dốc, băng qua bao nương rẫy, mới tiếp cận chỗ này… còn hôm nay nó đã thành trung tâm thành phố… Phải rồi hơn nửa thế kỷ đã trôi qua …
Vâng! ngày ấy phải vượt bao đèo dốc, băng qua bao nương rẫy, mới tiếp cận chỗ này… còn hôm nay nó đã thành trung tâm thành phố… Phải rồi hơn nửa thế kỷ đã trôi qua …
Nhớ lần gặp dưới Cần Thơ gần đây, Nguyễn Cao Xiểm kéo áo mình giao hẹn, “ Anh em mình nhất định sẽ trở lại Tây Nguyên, bạn bè cũ còn rất ít lại tứ tán khắp nơi, anh Cát cố viết lại những trận đầu của bọn mình ở Bác Kon Tum, nhất là trận Mậu Thân 1968 ! chớ quên hình ảnh anh y tá C6 sống sót, nát tươm, thất thểu trở về ! “ phải, đây là dịp hiếm có về lại vùng chiến địa cũ, lại không có Xiểm, mình sẽ cố viết lại… Thế là những ấn tượng sâu đậm thôi thúc hàng loạt kỷ niệm nóng hổi như vừa diễn ra hôm qua lại ùa về… Ngồi vào bàn, tay gõ phím trong đầu tôi tái hiện mồn một đoạn phim sống động, đầy bi tráng giữa những ngày 50 năm về trước.
Tác giả Lê Danh Cát, người trực tiếp tham gia đánh Kon Tum Mậu Thân 1968 |
Tháng 11 năm 1967 dự trận phản kích đồi Ngọc Van, tôi bị bom dập phổi, nằm trạm phẫu tiền phương trên đồi Tu Thó cả tháng mà vẫn khạc ra máu tai điếc, mắt mờ, Những ngày cuối năm, Radio của đồng chí Mỹ, giường bên, dồndập đưa tin quân ta chiến thắng trên khắp các chiến trường miền Nam; nghe phong thanh sẽ có chiến dịch lớn, mọi người đều háo hức mong được được sớm về đơn vị dự trận cuối cùng. Trước tết mấy ngày, được lệnh chuyển địa điểm! chắc trạm phẫu cần bám sát tuyến trước để phục vụ chiến dịch Ngày thứ hai, trênđường di chuyển, gặp khuôn mặt quen quen, hỏi thăm thì ra là một đồng đội C7, anh chỉ đại đội 6 đang chốt dọc suối phía dưới, tôi lập cập vượt lên, tìm cô y tá: “ Trả bạn cái túi này, cho tôi tạt qua thăm đơn vị đang chốt bên đường một lúc, tối tôi sẽ đuổi kịp! “Ấy ấy, không được! anh bỏ đòan, em báo bác sĩ "...
Sợ lằng nhằng, nghe chưa dứt, tôi tạt ngay vào rừng. Dọc suối một đoạn, đang ngơ ngác tìm, bỗng có tiếng gọi giật lại “ Cát! Cát về hả, quân mình đây này! tớ nhận ra ngay cái áo ngụy của câụ “… ừ nhỉ hai bộ bà ba đã rách nát, mình hay mặc cái áo chẽn, nắp túi vuông mầu o liu của lính VNCH, không nhớ nhặt được trong trận nào…, thấy Sen quản lý đại đội và hai anh nuôi đang loay hoay với núi cơm vắt cạnh bếp, tôi mừng quá: “Ở đây hả? trung đội một đâu ? “ Bách nói vội : “đơn vị xuất kích hai tiếng rồi ”
Ồ!... Trạm phẫu chuyển qua đây, mình xin về ra phía trước mà.., giờ đuổi kịp bộ đội không?” Sen trợn mắt, “ biết lối nào mà đi, đơn vị bổ sung toàn lính mới, ông băng đầu băng ngực thế, chằng ai nhận ra đâu, cứ ở đây, phụ bọn này nắm đủ bốn trăm sáu mươi vắt cơm cho phía trước là được rồi ! ”...
Đang chưa biết thế nào, chợt có mấy người đi trên dốc xuống, chắc cán bộ trung đoàn, tôi chạy đến: “Chào thủ trưởng, em trên Quân Y về tham gia trận cuối nhưng đơn vị xuất kích rồi, xin cho nhập đoàn đuổi theo D5… ! ” Sen cắt ngang : “ nó đang điều trị, trốn viên về, cứ đòi ra tuyến trước đấy ạ". Thủ trưởng nói nhanh “Vết thương chưa lành, không đi được, trận này lớn, các cậu ở lại giữ hậu cứ, khi nào kết thúc sẽ gom bọn rã ngũ, lập đơn vị nghĩa binh để các cậu dẫn vào giải quyết chiến trường ” .Chờ trinh sát lấy đầy mấy bi đông nước, thủ trưởng chào biệt mọi người, rảo bước xuyên rừng ra phía trước. Bọn Sen, Bách mừng vì tăng quân số, tôi thì thú thật đã quá ngán những phút hiểm nghèo các trận trước nhưng thâm tâm vẫn tin tưởng đài, báo rằng giai đoạn này, thế và lực cuả ta đã khác trước, chẳng nhẽ mình không được dự trận cuối…
Đêm đầu tiên nằm lại hậu cứ, rừng hoang vắng, yên bình, thỉnh thoảng mới nghe xa xa tiếng đạn nổ lục bục, rời rạc nhưng trong lòng lòng sao cứ bồn chồn, thổn thức không sao chợp mắt được. Hôm sau, chưa sáng hẳn, thấy ba người nổi lửa nấu cơm, tôi cuốn võng, bàn với Sen: “ Các cậu ở lại lo cơm nước cho bộ đội, mình phải theo ra tìm cho được đơn vị". Chừng như trong lòng cũng xốn xang, bồn chồn lắm, Sen gật gật đầu thỏa hiệp: “ Lẽ ra phải chờ tin tức, nhưng đằng nào cũng phải chuyển cơm dần ra cho anh em, bây giờ Lãnh cõng một gùi, cùng Cát ra trước, tìm gặp đại đội xem thế nào, về báo lại, theo đúng dấu vết đoàn đi trước không để lạc lối đấy nhá! “. Tôi choàng vội tấm võng quanh lưng, khoác khẩu AK với hai băng đạn Sen đưa, cùng Lãnh,theo lối mòn, tìm theo đơn vị.
Đường rừng xứ lạ, đèo dốc không cao nhưng nhiều suối cạn, thỉnh thoảng phải dừng lại dò tìm mãi mới thấy dấu vết đoàn đi trước. Lãnh to khỏe, cõng gùi cơm trên lưng mà cứ luồn lách ào ào, tôi gầy yếu, vết thương còn xót, rát nên hụt hơi, gắng lắm mới theo kịp. Trời trưa nắng gắt, gặp nhiều vạt rẫy mới đốt của đồng bào, không băng qua được, phải dò tìm toát mồ hôi hột mới ra lối mòn. Lúc đói, tìm gốc cây lớn ngồi nghỉ ăn cơm tôi định san bớt gùi nặng, Lãnh không chịu : “ nhìn mày kìa, da bọc xương vàng ủng, vác khẩu súng còn ì ạch, cố đi trước tìm đường được rồi! “ nói thế nhưng anh cũng đưa mấy chiếc bình toong rỗng dặn tôi: “ Trươc khi trời tối, gặp suối lấy đầy nước vào!" Lãnh hơn tôi một tuổi, người to đậm, đen trũi, ít sốt rét, khoẻ như trâu. Mấy năm trước làm anh nuôi tiểu đoàn bộ, mới xuống C6 , có lạ gì nhau...
Chiều xuống, nắng dịu dần, chủ yếu là xuống dốc, đường dễ đi, chỉ khổ ngày càng phải vòng tránh nhiều nương rẫy, bãi trống mất thời gian… Xẩm tối chỉ còn đoán hướng đi nhờ những loạt đạn vạch đường xanh đỏ dịch bắn lên xa xa… nhưng rồi cũng phải dừng vì không tìm được lối mòn nữa. Sau một đêm thức trắng rồi cả ngày chui rúc vật lộn, tìm được chỗ khuất, hai người vừa trải võng nằm xuống là quên hết tình cảnh đơn độc, hiểm nguy, ngủ lịm được ngay…
Bỗng… Oành! oành! Oành oành, chát chúa, tiếp theo những chớp lòe, chói sáng là hàng loạt tiếng nổ rung chuyển cả núi đồi, dựng ngược hai người dậy, nổ gần quá! Định thần lại, tôi nghe rõ cả tiếng trầm đục của thủ pháo, xen với tiếng đanh gắt của lựu đan US, rõ nhất là từng tràng dài AR15 mà thường chỉ lính Mỹ mới nóng tiết xiết cò dai đến thế! Ừ nhỉ! Quân ta đâu? Sao không nghe tiếng điểm xạ AK?... Đây nữa, tiếng xé gió xoen xoét, tiếng nổ váng óc rung trời, khói bụi đắng ngét, đất đá cành cây bay mù mịt ngay cạnh chỗ hai đứa nằm!. Pháo đấy! tôi hét lớn, chỉ kịp vơ khẩu AK, lăn tròn xuống suối, bên cạnh, Lãnh cũng vừa tụt xuống, kéo lê cả gùi cơm nặng theo người. Trới sáng, chen lẫn tiếng bộc phá, tiếng đạn thẳng rộ lên như bắp rang, giữa hỗn độn âm thanh nhiều hướng, tôi rất phấn khích phát hiện những loạt ngắn AK, tiếng B40. B41 vang rền của quân ta. Pháo lớn của địch cũng cấp tập hơn, chần dồn dập lớp lang, không sót mảnh rừng nào, như cố chặn từ xa các mũi tiến công của ta, điên tiết vì chiếc trực thăng cán gáo cứ lượn vòng, ngó nghiêng trên đầu, tôi nằm ngửa kê AK vào gốc cây bắn mấy loạt dài, không được, đợi nó sang vòng khác, hai chiến sỹ xốc lại “đội hình”, chờ pháo chuyển làn, nhắm hướng nhiều tiếng súng băng tới. Tìm được chỗ cao, an toàn, tôi trèo lên cây quan sát, may quá, chúng tôi đã lần đúng hướng tấn công chính, thấp thoáng sau những rặng cây, nhô lên hình tháp chuông nhà thờ cao, nhọn, mầu sẫm, gần hơn là tháp nước hình trụ, trên nóc liên tục chớp lóe từng tràng liên thanh, xen lẫn những cột khói, kèm tiếng nổ lớn chắc là một ụ súng cối đang khống chế phần bên dưới bị cây che khuất mình chưa nhìn được.Vừa lần theo dọc suối tránh pháo, vừa nhằm hướng tiếng AK đi tiếp. Quá trưa, nghe xa xa có tiếng người rì rầm, tôi vẫy Lãnh núp sau gốc cây cảnh giới .Lát sau, nhận rõ có hai người đang khó nhọc dìu nhau từ dưới suối ngược lên. Tôi vẫy Lãnh để gùi lại, dắt đồng chí bị thương vào bóng mát, đưacơm cho hai bạn, tôi hỏi:“ Các ông đơn vị nào, có biết K5 đánh hướng nào không? “ Anh bị thương băng trắng chéo vai lắc lắc đầu, anh dìu bạn uể oải:
“Bọn này hỏa lực trung đoàn phối thuộc, đi lạc suốt đêm, sáng ra vừa tìm được đơn vị thì dính pháo, chết và bị thương nhiều lắm chẳng biết những đơn vị nào“.
Bỗng… Oành! oành! Oành oành, chát chúa, tiếp theo những chớp lòe, chói sáng là hàng loạt tiếng nổ rung chuyển cả núi đồi, dựng ngược hai người dậy, nổ gần quá! Định thần lại, tôi nghe rõ cả tiếng trầm đục của thủ pháo, xen với tiếng đanh gắt của lựu đan US, rõ nhất là từng tràng dài AR15 mà thường chỉ lính Mỹ mới nóng tiết xiết cò dai đến thế! Ừ nhỉ! Quân ta đâu? Sao không nghe tiếng điểm xạ AK?... Đây nữa, tiếng xé gió xoen xoét, tiếng nổ váng óc rung trời, khói bụi đắng ngét, đất đá cành cây bay mù mịt ngay cạnh chỗ hai đứa nằm!. Pháo đấy! tôi hét lớn, chỉ kịp vơ khẩu AK, lăn tròn xuống suối, bên cạnh, Lãnh cũng vừa tụt xuống, kéo lê cả gùi cơm nặng theo người. Trới sáng, chen lẫn tiếng bộc phá, tiếng đạn thẳng rộ lên như bắp rang, giữa hỗn độn âm thanh nhiều hướng, tôi rất phấn khích phát hiện những loạt ngắn AK, tiếng B40. B41 vang rền của quân ta. Pháo lớn của địch cũng cấp tập hơn, chần dồn dập lớp lang, không sót mảnh rừng nào, như cố chặn từ xa các mũi tiến công của ta, điên tiết vì chiếc trực thăng cán gáo cứ lượn vòng, ngó nghiêng trên đầu, tôi nằm ngửa kê AK vào gốc cây bắn mấy loạt dài, không được, đợi nó sang vòng khác, hai chiến sỹ xốc lại “đội hình”, chờ pháo chuyển làn, nhắm hướng nhiều tiếng súng băng tới. Tìm được chỗ cao, an toàn, tôi trèo lên cây quan sát, may quá, chúng tôi đã lần đúng hướng tấn công chính, thấp thoáng sau những rặng cây, nhô lên hình tháp chuông nhà thờ cao, nhọn, mầu sẫm, gần hơn là tháp nước hình trụ, trên nóc liên tục chớp lóe từng tràng liên thanh, xen lẫn những cột khói, kèm tiếng nổ lớn chắc là một ụ súng cối đang khống chế phần bên dưới bị cây che khuất mình chưa nhìn được.Vừa lần theo dọc suối tránh pháo, vừa nhằm hướng tiếng AK đi tiếp. Quá trưa, nghe xa xa có tiếng người rì rầm, tôi vẫy Lãnh núp sau gốc cây cảnh giới .Lát sau, nhận rõ có hai người đang khó nhọc dìu nhau từ dưới suối ngược lên. Tôi vẫy Lãnh để gùi lại, dắt đồng chí bị thương vào bóng mát, đưacơm cho hai bạn, tôi hỏi:“ Các ông đơn vị nào, có biết K5 đánh hướng nào không? “ Anh bị thương băng trắng chéo vai lắc lắc đầu, anh dìu bạn uể oải:
“Bọn này hỏa lực trung đoàn phối thuộc, đi lạc suốt đêm, sáng ra vừa tìm được đơn vị thì dính pháo, chết và bị thương nhiều lắm chẳng biết những đơn vị nào“.
Dưới hạ nguồn lại xuất hiện hai cáng thương đang ì ạch ngược suối, tôi phụ đỡ họ vào chỗ bằng, lật võng thấy cả hai người đều bị thương vào chân, hỏi vội “ có phải lính K5 không, tình hình sao rồi? “ Cậu y tá trẻ đi theo, nhận bình nước trên tay tôi vừa rót cho các bạn vừa hổn hển “ Cả K4, K 5 vào gần hết rồi nhưng bị phản công dữ dội, không thoát ra được thương vong nhiều lắm “… Lãnh vốn ít nói giờ cũng sốt ruột “ chết! thế bọn mình biết đường nào tiếp cơm cho anh em?" “Không vào được đâu, các đơn vị tứ tán hết, đang tìm lối thoát ra không được, vào để mất xác à? ” Tôi nháy Lãnh lấy cơm chia cho anh em, giờ mới thấy đói cồn cào, mình cũng ăn để lấy sức, đoàn tải thương nhận cơm không kịp ăn, lại quầy quả ngược dòng. Lãnh nghe người phía trước báo toàn tin dữ có hơi băn khoăn:
- “ Không vào được, biết đơn vị ra hướng nào? Hay ta chờ đây thôi ! Tôi cương quyết “ Trận địa rộng, bọn này bị thương dọc đường, chưa nắm hết tình hình đâu! Sắp đến rồi, mình cứ vào! “ . Đang loay hoay dốc mấy bình nước cho nhẹ, nhác thấy có dáng quen quen dưới lòng suối… Đúng rồi, ” Ngôn! “ Quên cả việc bí mật cần nói nhỏ, tôi hét lớn ” Ngôn hả? “ sao vậy? cái dáng mảnh khảnh, cao, gù bước đi thập thỏng kia nhầm sao được, tôi nhẩy vội trên mấy tảng đá ven bờ lao ra, bây giờ Ngôn mới sững lại “ Ớ, ơ! Cát hử, mày nằm viện mà? “ “ Ừ, xin về nhưng không kịp, giờ mới đến đây! Trong ấy sao rồi? “ “ chết hết rồi! Tao cố lắm mới thoát ra được! “ Lãnh bỏ gùi xuống đỡ khẩu AK vỡ báng trên vai Ngôn, “Làm sao mà áo quần thủng nát thế này?" Bấy giờ tôi mới nhìn kĩ… Thật không hiểu ngôn bị thương bởi đạn súng gì mà mảnh cắm chi chít khắp đầu, khắp cả khuôn mặt và cánh tay ám đầy khói, bụi; áo quần thủng lỗ chỗ, rách te tua như vừa bị băm vằm. Định kéo Ngôn ngồi xuống nhưng hắn khoát tay lia lịa, dục: Đi đi! Thấy Lãnh xốc gùi lên vai Ngôn hỏi : “cõng gì nặng thế?” “ Tiếp cơm cho đại đội“... “Trời ơi! Khổ quá, để lại đi! Không còn ai về nữa đâu! “… “ Thật hả, Ngôn?... cả đại đội à?! ”...
Lãnh rơi phịch gùi cơm xuống đất. Ba anh em ôm nhau khóc như mưa...( sau hơn nửa thế kỷ, hôm nay hồi tưởng lại phút đối thoại này, tôi lại nghẹn nấc, nước mắt trào ra dàn dụa, không nhìn rõ bàn phím nữa)... Tôi phụ Lãnh treo gùi cơm ra chỗ trống cạnh đường, mong rằng có ai về qua bắt gặp dùng tạm, tiếp thêm sức vượt qua thời khắc nặng nề, bỉ cực này!...
Trở về đường cũ, vai nhẹ bẫng, cảm giác hồi hộp, tò mò, háo hức, thường thấy trước mỗi trận đánh rơi tuột đâu hết, trong lòng chỉ còn bấn loạn, nặng trĩu những buồn, đau, thương, tiếc… Sau lưng, tiếng trái nổ, súng bộ binh thỉnh thoảng mới rộ lên, pháo địch cũng bớt cấp tập, chuyển làn thưa dần sang mạn phải. Dù nhập tâm lối cũ nhưng cũng phải đêm muộn, ba người mới lết về đến hậu cứ. Sen, Bách cứ trố mắt, tròn miệng nghe qua diễn biến chuyến đi, Ngôn nằm vật xuống cạnh bếp lửa, ,tôi định để bạn nghỉ qua đêm bớt căng thẳng, tai đỡ nghễnh ngãng rồi mới hỏi chuyện, Nhưng Sen pha ca nước đường, dìu Ngôn lên võng Bách vừa mắc cho ba người, Ngôn lào thào kể tiếp : “Đúng nửa đêm DKB phát hỏa, đặc công phối thuộc cũng đánh cháy hết trực thăng trên đường bay, nhưng bộ binh thì lại lạc lối, luẩn quẩn mãi trong rừng, sáng rõ mới vào tuyến xuất phát! (thảo nào nửa đêm mình chỉ nghe tiếng thủ pháo, lựu đạn, thì ra đặc công đánh máy bay,) đúng rồi, Ngôn ngậm ngùi
- “Đặc công không mang súng, đánh sập máy bay, chưa có bộ binh chi viện, họ rút ra không kịp, bị xe tăng địch truy đuổi cán chết la liệt dọc đường băng…!, Đại đội mình được giao chủ công, hai trung đội bộc phá liên tục cố xông vào, cũng xếp lớp dọc cửa mở! Số còn lại của cả C6, C7 ào ào xông vào, bị khẩu đại liên và súng cối của Mỹ trên tháp nước quét gục như rạ quanh mấy chiếc hố cát nông choèn! Mình cặp khẩu AK vỡ báng, vừa chạy vừa quét hàng loạt dài về phía xe tăng địch rồi ôm súng lăn mấy vòng xuống dãy hào sâu cạnh khu nhà sập. nằm nghe ngóng một lúc thấy ba bốn cậu nữa nhảy ào xuống. Mình bò sâu vào một đoạn, gặp bức tường đè úp trên bờ chiến hào, tưởng tìm được chỗ nấp an toàn ,không ngờ mấy phút sau có tiếng gầm rú rồi xe tăng dừng lại ngay bên cạnh, tiếng lính mỹ xì xồ, tiếng A R 15 đinh tai, mấy cậu ngoài cùng trúng đạn, hét lên ghê rợn, mình chui vào giữa, kéo xác bạn trùm lên, bọn Mỹ còn thảy xuống mấy trái nổ chát chúa rồi mới lên xe. Bị mảnh đạn, mảnh bê tông vỡ cắm khắp mình,tai điếc đặc, chẳng nghe được gì, phải chờ đến lúc đất không còn rung dưới chân nữa, chắc xe đã đi xa, mới dám ló đầu lên. Nhìn quanh thấy vắng ngắt, đành liều mạng bung hầm, chạy thục mạng qua rẫy, Đi cả tiếng mới gặp các cậu…”
Thế đấy! “ chiến dịch lớn “, trận quyết chiến chiến lược “ cuối cùng “ của đơn vị, mở đầu bằng một trang buồn chóng vánh như vậy đấy !
Bốn anh em chẳng ai bảo ai, cứ thổn thức, quây quần quanh võng nghe Ngôn tường thuật lại khúc tráng ca bi hùng bằng giọng rỉ rả đến hết đêm.
Ngoài trời sáng trắng, nhìn hai tháp cơm nắm được xếp gọn gàng tên giá đỡ ai cũng ngậm ngùi, chua xót. Ngậm ngùi lắm chứ, mấy tháng liền sống chủ yếu bằng gạo mục, rau, sắn; trước lúc xuất kích hậu cần cam kết ngày đủ hai nắm cho bảy mươi hai người ra đi, g những núi ba lô quân tư trang phủ bạt xếp đầy mấy dẫy kia nữa, những ai về nhận ? Còn lại sẽ giải quyết ra sao?! Miên man với những suy nghĩ không lời giải, cố lắm tôi mới cầm được nước mắt. Sen lên tiếng trước: “ Bách, Lãnh ở nhà đun nước rửa vết thương cho Ngôn, tôi với Cát lên báo cáo trợ lý chính trị xin ý kiến, hôm nay mùng hai tết, dù sao cũng đầu năm mới, cố xếp chuyện buồn lại để tránh giông cả năm. “Ừ nhỉ! Bị cuốn chặt vào trận đánh lớn, hai ngày cuối lại gặp chuyện đau buồn này nữa chẳng ai nhớ đến thời gian, chẳng ai còn tâm địa nào cho tết nhất! thôi chỉ còn mong đây là cái tết không may mắn, cái tết duy nhất buồn của cuộc đời....
Ngoài trời sáng trắng, nhìn hai tháp cơm nắm được xếp gọn gàng tên giá đỡ ai cũng ngậm ngùi, chua xót. Ngậm ngùi lắm chứ, mấy tháng liền sống chủ yếu bằng gạo mục, rau, sắn; trước lúc xuất kích hậu cần cam kết ngày đủ hai nắm cho bảy mươi hai người ra đi, g những núi ba lô quân tư trang phủ bạt xếp đầy mấy dẫy kia nữa, những ai về nhận ? Còn lại sẽ giải quyết ra sao?! Miên man với những suy nghĩ không lời giải, cố lắm tôi mới cầm được nước mắt. Sen lên tiếng trước: “ Bách, Lãnh ở nhà đun nước rửa vết thương cho Ngôn, tôi với Cát lên báo cáo trợ lý chính trị xin ý kiến, hôm nay mùng hai tết, dù sao cũng đầu năm mới, cố xếp chuyện buồn lại để tránh giông cả năm. “Ừ nhỉ! Bị cuốn chặt vào trận đánh lớn, hai ngày cuối lại gặp chuyện đau buồn này nữa chẳng ai nhớ đến thời gian, chẳng ai còn tâm địa nào cho tết nhất! thôi chỉ còn mong đây là cái tết không may mắn, cái tết duy nhất buồn của cuộc đời....
LÊ DANH CÁT
Góp ý(0)
Thêm góp ý