-
TỰ HÀO VỀ TRUNG ĐOÀN TRUNG DŨNG
(10/12/2016 16:12:40)
-
Nhân kỷ niệm 72 năm, ngày Thành lập QĐND.VN, website E24.com.vn xin trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí, các bạn về những thành tích đặc biệt xuất sắc của một trong những đơn vị giỏi nhất: Trung đoàn 42 - Trung đoàn 24
Lá cờ “Luôn Luôn Trung Dũng” phần thưởng cao quý mà Bác Hồ đã tặng cho trung đoàn, trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 3 có số đăng ký BTQK3 159/ V10 đã minh chứng cho truyền thống vẻ vang mà các thế hệ cán bộ chiến sĩ trung đoàn đã xây đắp lên. Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét về Trung đoàn 42: “Trung đoàn mẫu mực, một trong những đơn vị giỏi nhất, xứng đáng với danh hiệu Bác Hồ đã tặng: “Trung dũng”, “Luôn luôn Trung Dũng”. (MB)
TRUNG ĐOÀN 42 | TRUG ĐOÀN 24 |
Trung Đoàn 24 là một trong những trung đoàn cơ động của Bô Quốc phòng đã từng chiến đấu trên khắp các chiến trường 3 nước Đông Dương, kế thừa và phát huy truyền thống của Trung Đoàn 42 Trung Dũng (Được thành lập theo Quyết định số 113 ngày 20/10/1945)
Trong chống Pháp, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Trung đoàn 42 Trung Dũng đã được Bác Hồ tặng 3 lá cờ truyền thống: “TRUNG DŨNG”, “LUÔN LUÔN TRUNG DŨNG” và “QUYẾT CHIẾN QUYẾT THẮNG”
Đơn vị cũng được Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tặng thanh kiếm truyền thống và sáu chữ vàng: ‘DŨNG CẢM, CƠ ĐỘNG, LINH HOẠT”
Lá cờ “Luôn Luôn Trung Dũng” phần thưởng cao quý mà Bác Hồ đã tặng cho trung đoàn, trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 3 có số đăng ký BTQK3 159/ V10 đã minh chứng cho truyền thống vẻ vang mà các thế hệ cán bộ chiến sĩ trung đoàn đã xây đắp lên. Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét về Trung đoàn 42: “Trung đoàn mẫu mực, một trong những đơn vị giỏi nhất, xứng đáng với danh hiệu Bác Hồ đã tặng: “Trung dũng”, “Luôn luôn Trung Dũng”./
Sau 30/4/1975, Trung đoàn đã tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc; vinh dự được nhận một phần việc trong xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham gia xây dựng sân bay quốc tế Nội bài; trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc… Hiện nay, Trung đoàn 42 trực thuộc Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 327, Quân khu 3. Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngày 21/8/1998, Trung đoàn 42 được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân”
Sau 30/4/1975, Trung đoàn đã tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc; vinh dự được nhận một phần việc trong xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham gia xây dựng sân bay quốc tế Nội bài; trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc… Hiện nay, Trung đoàn 42 trực thuộc Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 327, Quân khu 3. Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngày 21/8/1998, Trung đoàn 42 được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân”
ĐẠI TƯỚNG VIẾT LỜI TỰA CHO LS TRUNG ĐOÀN 42 | ĐẠI TƯỚNG VIẾT LỜI TỰA CHO LS TRUNG ĐOÀN 42 |
LÁ CỜ CỦA TRUNG ĐOÀN 24 TRONG LỄ DUYỆT BINH KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY SÀI GÒN GIẢI PHÓNG (Tháng 4/2015) |
TRUNG ĐOÀN 24A NỐI TIẾP TRUYỀN THỐNG VẺ VANG
Ngày 15/11/1965, tại chiến khu Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, đơn vị lúc này là E24, F304, Quân khu V, làm lễ xuất quân vào Nam chiến đấu. Tháng 2/1966, đến Tây Nguyên, tổ chức rút kinh nghiệm kết quả cuộc hành quân. Tháng 3/1966 đến tháng 12/1969, đơn vị hoạt động ở Tây Nguyên, khu vực sông Sa Thầy, Plây Cu, Đắc Lắc, Công Tum, đường 14, 18, 19, Ngọc Bờ Biêng, cao điểm 870, 808 vv, phối hợp với Trung đoàn 66, Trung đoàn 28, Trung đoàn 320, Trung đoàn 40 pháo binh, tham gia chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, đánh vào Thị xã Công Tum, trường bắn của Biệt khu 24 (VNCH).
Tháng 01/1969, đơn vị vượt Trường Sơn sang Lào, dọc biên giới các tỉnh Tây Nguyên, đến A-Tô-Pơ của Lào, Tây sông Mê Kông của Cam-pu-chia.
Tháng 01 năm 1972, phiên hiệu đơn vị là Trung đoàn 24, F304, Bộ Tư lệnh Miền, ký hiệu lúc đó là NB, tham gia chiến dịch Nguyện Huệ (Mùa Hè đỏ lửa năm 1972) tại Xa Mát, Thiện Ngôn, Tây Ninh…
Tháng 3/1972, Trung đoàn 24 đổi tên là Trung Đoàn 14, thuộc 30B – Bộ Tư lệnh Miền.
Tháng 8 năm 1972, đơn vị chính thức có quyết định về QK8, phiên hiệu đơn vị là Trung đoàn 14, Quân Khu 8, đóng quân tại xã Hiệp Đức, Cái Bè, Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang ngày nay)
Tháng 01/1973 đến Tháng 12/1974, đơn vị hoạt động mở mảng, mở vùng ở Gò Công, Mỹ Tho, Cai Lậy, cái Bè, Long An…
Ngày 30/4, trong đội hình Đoàn 320, tấn công giải phóng Sài Gòn: Đánh chiếm cầu Nhị Thiên Đường, Cầu Chữ Y, đánh chiếm Tổng Nha Cảnh Sát Sài Gòn (một trong 05 mục tiêu trọng yếu nhất của Chiến dịch HCM)
Tháng 5 năm 1975 đến tháng 4 năm 1976, đơn vị cơ động về Gò Công, củng cố lực lượng, nhận nhiệm vụ mới: Kết hợp làm kinh tế: Làm muối tại Vàm Láng, làm nông trường kinh tế tại Mộc hóa Long An…
Tháng 5 năm 1976, Trung đoàn di chuyển xuống Cà Mau, làm công tác cải tạo tù binh và làm kinh tế nuôi tôm tại Ngọc Hiển, Năm Căn.
Tháng 7 năm 1977, Trung đoàn được lệnh về An Giang, tham gia chiến dịch bảo vệ biên giới Tây Nam. Cuối Tháng 12 năm 1978- đầu năm 1979, đơn vị hoạt động dọc biên giới Cam Pu Chia, giúp nước bạn giải phóng Tà Keo, quốc lộ 2, quốc lộ 3, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế…
Tháng 9 năm 1979, đơn vị được lệnh chuyển ra Bắc, tham gia chiến đấu chống quân Bành Trướng Trung Quốc tại Biên Giới phía Bắc…
Với những truyền thống vẻ vang đó, Trung đoàn đã được Đảng và Nhà nước HAI LẦN tặng danh hiệu: ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG N HÂN DÂN…
Tháng 01/1969, đơn vị vượt Trường Sơn sang Lào, dọc biên giới các tỉnh Tây Nguyên, đến A-Tô-Pơ của Lào, Tây sông Mê Kông của Cam-pu-chia.
Tháng 01 năm 1972, phiên hiệu đơn vị là Trung đoàn 24, F304, Bộ Tư lệnh Miền, ký hiệu lúc đó là NB, tham gia chiến dịch Nguyện Huệ (Mùa Hè đỏ lửa năm 1972) tại Xa Mát, Thiện Ngôn, Tây Ninh…
Tháng 3/1972, Trung đoàn 24 đổi tên là Trung Đoàn 14, thuộc 30B – Bộ Tư lệnh Miền.
Tháng 8 năm 1972, đơn vị chính thức có quyết định về QK8, phiên hiệu đơn vị là Trung đoàn 14, Quân Khu 8, đóng quân tại xã Hiệp Đức, Cái Bè, Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang ngày nay)
Tháng 01/1973 đến Tháng 12/1974, đơn vị hoạt động mở mảng, mở vùng ở Gò Công, Mỹ Tho, Cai Lậy, cái Bè, Long An…
Ngày 30/4, trong đội hình Đoàn 320, tấn công giải phóng Sài Gòn: Đánh chiếm cầu Nhị Thiên Đường, Cầu Chữ Y, đánh chiếm Tổng Nha Cảnh Sát Sài Gòn (một trong 05 mục tiêu trọng yếu nhất của Chiến dịch HCM)
Tháng 5 năm 1975 đến tháng 4 năm 1976, đơn vị cơ động về Gò Công, củng cố lực lượng, nhận nhiệm vụ mới: Kết hợp làm kinh tế: Làm muối tại Vàm Láng, làm nông trường kinh tế tại Mộc hóa Long An…
Tháng 5 năm 1976, Trung đoàn di chuyển xuống Cà Mau, làm công tác cải tạo tù binh và làm kinh tế nuôi tôm tại Ngọc Hiển, Năm Căn.
Tháng 7 năm 1977, Trung đoàn được lệnh về An Giang, tham gia chiến dịch bảo vệ biên giới Tây Nam. Cuối Tháng 12 năm 1978- đầu năm 1979, đơn vị hoạt động dọc biên giới Cam Pu Chia, giúp nước bạn giải phóng Tà Keo, quốc lộ 2, quốc lộ 3, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế…
Tháng 9 năm 1979, đơn vị được lệnh chuyển ra Bắc, tham gia chiến đấu chống quân Bành Trướng Trung Quốc tại Biên Giới phía Bắc…
Với những truyền thống vẻ vang đó, Trung đoàn đã được Đảng và Nhà nước HAI LẦN tặng danh hiệu: ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG N HÂN DÂN…
___
10/12/2016
(Mạnh Bình sưu tầm và trích giới thiệu)
Góp ý(2)
- 1 - Viết bởi macduy tiên tháng 12 lịch sử(11/12/2016 14:12:34)
- trung đoan 24 anh hùng
- 2 - Viết bởi BÙI XUÂN BÍNH- CCB D269 ĐẶC CÔNG -QK8 Cám ơn Mạnh Bình!(11/12/2016 12:12:37)
- Xin cám ơn Mạnh Bình! Đọc qua thông tin về Trung đoàn 24 mà MB đăng tải, chúng tôi càng tự hào và cảm phục các anh E24, những người cùng chung chiến hào B2 Tây Nam Bộ!
Thêm góp ý
Tin liên quan