-
NĂM 2016-ĐẨY MẠNH THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC LỪA MỊ CỦA TRUNG QUỐC, NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÀNH LẠI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG.
(23/01/2016 06:01:10)
-
Năm vừa qua, Trung Quốc không ngừng tuyên truyền rầm rộ trên báo chí các hoạt động ở Biển Đông như các hoạt động xây dựng ở “Tam Sa”; tập trận bắn đạn thật; thông quan “Điều lệ trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”; tăng cường tuyên truyền về “chủ quyền của Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác”, yêu cầu giải quyết “song phương” các tranh chấp, không “đa phương hóa, quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông; chỉ trích mạnh mẽ Philippines, Việt Nam là “nhân tố” gây phức tạp tình hình; vu cáo Việt Nam “sử dụng tàu quân sự xua đuổi tàu cá Trung Quốc”; chỉ trích Mỹ và phương Tây can thiệp về vấn đề Biển Đông; “đa dạng” tuyên truyền cho “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu phổ thông, các ấn phẩm, vật phẩm, trò chơi trực tuyến, các bài nghiên cứu trên các tạp chí nước ngoài… Đặc biệt gần đây Chính phủ Trung Quốc chỉ đạo tỉnh Hồ Nam xuất bản bản đồ dọc gồm 10 đoạn. Những hoạt động này của Trung Quốc hết sức quan ngại đối với Việt Nam và cộng đồng ASEAN.
ĐẨY MẠNH THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC LỪA MỊ CỦA TRUNG QUỐC, NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÀNH LẠI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG.
Tham vọng bá chủ của Trung Quốc là vô bờ. Từ nhiều năm trước giới lãnh đạo Bắc Kinh đã lộ rõ ý đồ muốn bành trướng lãnh thổ, sẵn sàng chấp nhận những căng thẳng dâng cao tại khu vực trong quá trình tìm kiếm những lợi thế phục vụ lợi ích cho Trung Quốc.
Hiện nay Trung Quốc đang ráo riết tiến hành các hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo trên quy mô lớn ở Biển Đông, nhằm thay đổi hiện trạng và âm mưu độc chiếm Biển Đông. Để phục vụ cho mưu đồ này, ngoài việc gia tăng các hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam, phát triển các ụ tàu nổi để hỗ trợ những dự án đào đắp đất; hoạt động tôn tạo, mở rộng đảo, đá, thay đổi hiện trạng quần đảo Trường Sa; cấm ngư dân đánh bắt cá, đặt giàn khoan dầu trái phép trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đồng thời còn đang đẩy mạnh cuộc chiến tuyên truyền, xuyên tạc chủ quyền biển, đảo Việt Nam, nhằm biện minh cho các hành động xâm lược phi pháp của mình.
Năm vừa qua, Trung Quốc không ngừng tuyên truyền rầm rộ trên báo chí các hoạt động ở Biển Đông như các hoạt động xây dựng ở “Tam Sa”; tập trận bắn đạn thật; thông quan “Điều lệ trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”; tăng cường tuyên truyền về “chủ quyền của Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác”, yêu cầu giải quyết “song phương” các tranh chấp, không “đa phương hóa, quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông; chỉ trích mạnh mẽ Philippines, Việt Nam là “nhân tố” gây phức tạp tình hình; vu cáo Việt Nam “sử dụng tàu quân sự xua đuổi tàu cá Trung Quốc”; chỉ trích Mỹ và phương Tây can thiệp về vấn đề Biển Đông; “đa dạng” tuyên truyền cho “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu phổ thông, các ấn phẩm, vật phẩm, trò chơi trực tuyến, các bài nghiên cứu trên các tạp chí nước ngoài… Đặc biệt gần đây Chính phủ Trung Quốc chỉ đạo tỉnh Hồ Nam xuất bản bản đồ dọc gồm 10 đoạn. Những hoạt động này của Trung Quốc hết sức quan ngại đối với Việt Nam và cộng đồng ASEAN.
Trong thời đại tin học, áp dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao trong các mặt hoạt động chỉ huy - quản lý, tình báo, điều khiển, chiến tranh điện tử, kinh tế, tâm lý, xã hội,v.v...; công nghệ thông tin là một loại hình tác chiến phổ biến trong chiến tranh hiện đại; đó là tổng hợp những hoạt động và biện pháp nhằm tung tin gây rối loạn, tác động vào các cơ cấu ra quyết định; nhằm làm cho đối phương có các hành động sai lầm hay có các quyết định vô hại có lợi cho ta, đồng thời ngăn cản hoạt động thu thập, xử lý thông tin của đối phương.
Theo đó, thì cuộc chiến tranh thông tin có ý nghĩa cực kỳ lớn và nhiều khi đem đến hậu quả vô cùng khủng khiếp di hại về tư tưởng của nhiều thế hệ sau mà trận chiến bằng bom đạn không thể làm được. Do đó, trong năm 2016 này để công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc có hiệu quả, bên cạnh việc quan tâm tìm mua các loại vũ khí mới từ Mỹ và châu Âu để đối phó với các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam ta cần đẩy mạnh, dứt khoát trong công tác đấu tranh truyền thông, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc; tổ chức các cuộc hội thảo, mít tinh nhằm góp thêm tiếng nói khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa. Báo chí sẽ góp phần đắc lực trong việc nâng cao nhận thức, tạo sự nhất trí về tư tưởng và hành động ngày càng cao trong xã hội.
Huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, nhất là các cơ quan thông tấn báo chí Nhà nước đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc. Trong quá trình thực hiện công tác này, tiếng nói của báo Đảng rất quan trọng, thể hiện trách nhiệm của Đảng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Việt Nam ta nhất định sẽ dành được thắng lợi.
Cơ quan thông tấn, báo chí theo sát tình hình và tuyên truyền nhanh chóng, kịp thời, chính xác về các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam, lên án các luận điệu biện hộ của của Trung Quốc; điều này sẽ làm cho người dân Việt trong nước và đồng bào sinh sống ở hải ngoại, cũng như cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất vấn đề, không bị các luận điệu sai trái của Trung Quốc lừa bịp.
Báo chí trong nước nên có những chương trình, chuyên mục, bài viết phân tích sắc sảo, vạch trần các luận điệu “lừa mị” tuyên truyền xuyên tạc của phía Trung Quốc, “bẻ gãy” những lập luận mơ hồ, thiếu căn cứ pháp lý của Trung Quốc về xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Phát huy vai trò của đội ngũ nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có uy tín ảnh hưởng cả trong và ngoài nước. Tạo điều kiện thuận lợi để họ nâng cao trình độ, kiến thức, tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo của nước ta, tích cực tìm tòi, phát hiện những bằng chứng quan trọng được pháp luật quốc tế công nhận về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Đồng thời tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu có cơ hội công bố kết quả nghiên cứu của mình đến đông đảo nhân dân trong nước và giới học giả trên thế giới thông qua các buổi hội thảo, diễn đàn khoa học về chủ quyền biển đảo.
Lên kế hoạch đa dạng hóa các hình thức chiến tranh thông tin với Trung Quốc, để đương đầu với cuộc chiến tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc, lừa mị của phía Trung Quốc.
“Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Sự tâm huyết, có trách nhiệm của các cơ quan báo chí trong nước, đẩy mạnh tiếng nói khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống xâm lược của Trung Quốc, cũng chính là tình cảm và tâm thế của cả dân tộc Việt Nam.
LG. Huỳnh Quốc Huy
Đệ huynh tình nghĩa ở gần nhau
Sông biển núi rừng đẹp xiết bao
Cuộc sống bình yên hai đất nước
Thi hành luật biển nhứt tâm cao.
Biển lặng, sóng yên quấy động chi?
Tham lam, bành trướng để làm gì?
Giàn khoan trấn biển qua giành lấn
Xây đảo, cướp dầu thật ngốc si.
Việt Nam tuy bé nhưng hùng cường
Lê Lợi, Quang Trung, Hưng Đạo vương
Bà Triệu, Bà Trưng làm khiếp đảm
Sử vàng ghi đậm mãi soi gương.
Thế kỷ hai mươi có Bác Hồ
Điện Biên lừng lãy tiếng hoan hô
Tướng tài Nguyên Giáp còn vang mãi
Bọn lũ cầm quyền chớ bước vô.
Việt Nam tôn trọng luật ban ra
Các nước Asean điều ngợi ca
Biện pháp chỉ cần kiện quốc tế
Công bằng lẽ phải thắng gian tà.
Cương quyết lập trường của Việt Nam
“Dĩ hòa, Di quý” chẳng làm càn
Quyết tâm gìn giữ yên bờ cõi
Sinh mạng nhân dân quý bạc vàng.
Hoàng Huy
Góp ý(1)
- 1 - Viết bởi Hoàng Vy (23/01/2016 10:01:43)
- bài Thầy Huy viết rất hay. Mong rằng năm nay Việt Nam ta sớm lấy lại đc chủ quyền biển đảo. Em yêu Hoàng Sa, Trường Sa
Thêm góp ý