-
TRỞ LẠI TÂY NGUYÊN...
(03/02/2015 00:02:08)
-
"TÂY NGUYÊN AI MỘT LẦN QUA ĐÓ - SUỐT CUỘC ĐỜI NHỚ LẠI VẪN THƯƠNG NHAU". Hai câu thơ này được viết trên Baner của website www.banchiendaub3.com như là một tâm tình, như một sự nhắc nhở gợi nhớ... với những người lính đã từng sống và chiến đấu ở Tây Nguyên. Trong những ngày đầu của năm mới 2015, đ/c Lê Danh Cát, đ/c Nguyễn Cao Xiểm... đã trở lại mảnh đất Tây Nguyên, chiến trường Bắc Kon-Tum để nhớ lại một thời Trung đoàn 24 Anh hùng những năm đầu đánh Mỹ. Xin trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí, các bạn những trích đoạn cảm xúc của anh Lê Danh Cát cùng những hình ảnh, những đoạn VideoClip mà anh vừa gởi cho chúng tôi từ trang FB cá nhân của anh... (MB)
Sông Sa Thầy nay chỉ còn là dòng suối cạn... |
Sau hai ngày rớt mạng, vừa trở về Facebook, được " tổng biên tập Mạnh Bình" (trang E24. com.vn) đề nghị cùng "cả nhà" ôn lại lịch sử gian khó, hào hùng trên vùng Bắc KonTum những năm đầu đánh Mỹ. Vâng, xin trở lại chuyến hành hương về Cao nguyên Trung phần với những địa danh đầy ắp kỷ niệm không thể nào quên!
Xe lướt qua Ngọc Hồi, dọc sông Sa Thầy, con sông ghi bao chiến công lẫy lừng của trung đoàn 66, nay chỉ còn là dòng suối cạn trơ đáy. Không biết có phải vào giữa mùa khô hay tàn tích do những đoàn "vàng tặc" đào xới lộn tung nhiều vùng sỏi đá... Đâu rồi những bến bờ thơ mộng ngày nào?!
Xe lướt qua Ngọc Hồi, dọc sông Sa Thầy, con sông ghi bao chiến công lẫy lừng của trung đoàn 66, nay chỉ còn là dòng suối cạn trơ đáy. Không biết có phải vào giữa mùa khô hay tàn tích do những đoàn "vàng tặc" đào xới lộn tung nhiều vùng sỏi đá... Đâu rồi những bến bờ thơ mộng ngày nào?!
Anh Lê Danh Cát trước tấm bia CHIẾN THẮNG ĐẮC TÔ, TÂN CẢNH |
Nhà Thờ Gỗ Ở Kon Tum... |
Trận huyết chiến của đơn vị Đặc Công phối hợp cùng C6, C7 Tiểu đoàn V, E 24 vào thị xã Kon Tum dịp tết Mậu Thân diễn ra rất quyết liệt giữa ban ngày, tại sân bay dã chiến và trường bắn thuộc E 42 QLVNCH (nay chỉ còn dấu tích một đoạn đường băng), ngay bên cạnh Dinh Tỉnh Trưởng, Toà Hành chính tỉnh, và rất gần Nhà Thờ Gỗ. Những kiến trúc đẹp nổi tiếng này may mắn vẫn còn nguyên vẹn.
Đỉnh đồi nào tổ hữu tuyến Đức Phương, Danh Cát, Lâm Trình từng nhiều ngày ăn mía thay cơm, trực tổng đài phục vụ trận phản kích chân đồi Làng Giả? Lưng đồi nào Cát và Trình túm hai đầu võng khiêng anh Lược CTV C7 Đạn xuyên thủng ngực vẫn không cho chặt cây làm cáng, để giữ bí mật trận địa? Lưng dốc nào mình vơ vội khẩu đại liên yểm trợ anh Bùi văn Thương CTV phó C6 băng quấn trắng đầu vẫn chia lính cùng đại đội trưởng xông xáo trước hàng quân?.. Trong xúc động nghẹn ngào, tôi quay nhanh được đoạn VIDEO quanh tượng đài Đác Tô Tân Cảnh, nơi ghi lại biết bao kỷ niệm về những trận tập kích, chống càn thời giữ đất giành dân gần năm mươi năm trước. Nhà thờ Diêm Bình, những vạt nương trồng hành lá, rau thơm,xà lách của đồng bào đâu rồi? Sau nhiều tháng năm ăn toàn tàu bay, món thục có lần tập kích căn cứ Tân Cảnh bọn mình càn qua những luống hành, vạt rau của đồng bào mùi thơm ngào ngạt quyến rũ vô cùng mà không dám dừng lại nếm thử!. Đứng lặng trước biển hiệu chỉ đường về Tu Mơ Rông! Không có điều kiện về căn cứ cũ, bác tài chỉ chiều lòng, ghé quán ăn trưa, gặp gỡ, hỏi chuyện các bạn trẻ nhưng phần lớn mới lên lập nghiệp sau giải phóng nên cũng chẳng biết gì nhiều.
Đường đi Đắc Tô |
Biết chúng tôi thèm rau rừng, Các ban vui vẻ nhặt hộ bó rau Dớn ( lính Giải phóng chúng tôi quen gọi là ngon dương xỉ mọc ven bờ suối các huyện 16, 60, chân núi Ngọc Linh, Sơn Hà... thời ấy), hôm nay nhờ mua được từ chợ Khâm Đức xách lên đấy nhé! Ngồn ngang nỗi nhớ...
Nhớ Tu Mơ Rông, nơi diễn ra trận công đồn đầu tiên, nhớ thủ trưởng Lê Trung tham mưu trưởng tiểu đoàn vừa cách đó chưa lâu còn cởi áo khoe trước đám lính D bộ chúng minh Nước da trắng xanh (dân gốc Nam bộ hơi bị hiếm đấy), qua cả cuộc trường chinh đánh Pháp vẫn chưa dính vết thương nhỏ nào! Thế mà hôm ấy, lại cứ nhất định dẫn đầu tốp công binh, trinh sát vào tìm hiểu trước địa hình chuẩn bị cho trận mở màn ... Trái mìn nhảy tai ác đã xé tan lồng ngực, anh ngã xuống bất ngờ trước sự sững sờ, thương tiếc của cả đơn vị lớn, cả tiểu đoan Năm nhất là anh em cán bộ chiến sỹ D bộ chúng tôi. Chiến thuật vây đồn diệt viện giúp tiểu đoàn ngay từ giai đoạn mới vào còn bỡ ngỡ góp phần tiêu hao sinh lực địch, giành dân, giữ đất cùng các đơn vị cánh Bắc Kon Tum...
Nhớ Tu Mơ Rông, nơi diễn ra trận công đồn đầu tiên, nhớ thủ trưởng Lê Trung tham mưu trưởng tiểu đoàn vừa cách đó chưa lâu còn cởi áo khoe trước đám lính D bộ chúng minh Nước da trắng xanh (dân gốc Nam bộ hơi bị hiếm đấy), qua cả cuộc trường chinh đánh Pháp vẫn chưa dính vết thương nhỏ nào! Thế mà hôm ấy, lại cứ nhất định dẫn đầu tốp công binh, trinh sát vào tìm hiểu trước địa hình chuẩn bị cho trận mở màn ... Trái mìn nhảy tai ác đã xé tan lồng ngực, anh ngã xuống bất ngờ trước sự sững sờ, thương tiếc của cả đơn vị lớn, cả tiểu đoan Năm nhất là anh em cán bộ chiến sỹ D bộ chúng tôi. Chiến thuật vây đồn diệt viện giúp tiểu đoàn ngay từ giai đoạn mới vào còn bỡ ngỡ góp phần tiêu hao sinh lực địch, giành dân, giữ đất cùng các đơn vị cánh Bắc Kon Tum...
Anh Lê Danh Cát và "Nỗi nhớ Tây Nguyên" |
- Cứ điểm Kon Xơm Lũ có gần đây khổng? Các bạn trẻ lắc đầu không biết! Đây là một trong những trận công đồn hoàn thiện, tiểu đoàn V đã xoá sổ đơn vị địa phương quân ngoan cố có thời gian dài chiếm đóng, chà xát vùng này. Nhắc đến Kon Xom Lũ lại nhớ cách đây mấy năm, đang thăm suối nước nóng Bình Châu chợt có điện thoại anh Lê minh Khuê trung đội phó thông tin D5 năm nào. Anh chuyển máy cho người khác; đầu dây bên kia xưng danh: Cháu là con gái bố Kính ngoài Đan Phượng Hà Tây, cháu sắp vào Kon Tum tìm mộ bố Kính, được bác Khuê cho biết chú trực tiếp băng vết thương cho bố cháu vậy may ra chú còn nhớ được nơi bố cháu nằm lại? Trời ơi! con gái Nguyễn Minh Kính, đội truyền đạt, mới về C7 được mấy tháng thì bị thương. Sáng ấy rã rời sau một đêm quần thảo, tai còn ong ong vì tiếng cối 82 và thủ pháo nổ gần, vừa nhảy len miệng hầm gặp ngay cáng thương dựa gốc tràm bên đường, thấy máu còn nhỏ thành giọt mình lật ra xem, Ối trời kính hả! Nguyễn Minh Kính! Máu anh chảy ướt đẫm bộ Tô Châu còn mới. Mình băng lại vết thương ai quấn vội trước đó. Kính vẫn tỉnh lắm, còn thì thào " Dính mảnh phóng lựu Cát ạ". Mình chi kịp giục vận tải chuyển gấp thương binh về tuyến dưới, coi chừng trực thăng quay lại, rồi đuổi theo đơn vị. Mấy hôm sau gặp lại trên tiểu đoàn bộ, anh Khuê mới ngậm ngùi thông báo: Kính mất rồi Cát ạ! Sao lại chết?! Chỉ một vết thủng nhỏ cạnh thái dương thôi mà! Chắc vận chuyển chậm quá!.. Nhớ lại đoạn này, hôm qua điện cho anh Khuê, anh cho biết: Từ nhiều nguồn thống tin, gia đình đã tìm đến Ngọc Hồi, nhất là đã minh định bằng công nghệ ADN, để đưa được hài cốt Kính về nghĩa trang quê nhà.Mừng quá ! Mong bạn tôi đời đời yên nghỉ bên canh những người thân yêu....
Đoạn VIDEO này tôi quay trong tâm trạng bồi hồi xúc động... Xin Thành tâm chuyển đến các anh Phạm Ninh CTV D5, Lê minh Khuê TĐP Thông tin D5, các đồng ngũ thân thương, gần gũi Nguyễn Cao Xiểm, à Quách, Thính, Lâm Văn Trình, Bùi Đức Phương, Lê Minh Duật... Và nhiều đồng chí, đồng đội trực tiếp tham gia các trận đánh giành giật các cứ điểm vùng Tân Cảnh Đắc Tô, Tu Mơ Rông, Kon Xơm Lũ... Những ngày đầu đầy gian khổ, ác liệt thuộc cánh Bắc Kon Tum ngày ấy.
Bài và hình ảnh:
LÊ DANH CÁT
Góp ý(0)
Thêm góp ý