-
VÙNG ĐẤT VÀ NHỮNG CON NGƯỜI TÔI YÊU!
(28/06/2011 00:06:00)
-
Tôi không phải nhà văn, xong viết những dòng này về Trung đoàn 24 Anh Hùng chiến đấu ở vùng đất 20.7 tôi lại nhớ tới các anh, những anh hùng liệt sỹ của cả nước nói chung,và những anh hùng liệt sỹ của trung đoàn 24 noi riêng đã hy sinh trên vùng đất này
Tôi không biết nên viết từ đâu, xong tôi nghĩ thời điểm mà Trung đoàn 24 chuyển vùng hoạt động, từ Gò Công về lại Mỹ Tho cuối năm 1972 đầu năm 1973 để lại cho chúng ta những kỷ niệm sâu sắc nhất! (MẠC DUY TIẾN)
Thời trai trẻ, lớp thanh niên sinh ra từ những năm 50 như chúng tôi, đại đa số đã sống một thời oanh liệt trong đạn bom máu lửa. Hòa bình rồi, lớp người ấy lại lặng lẽ về với ruộng đồng với bao lo toan vất vả. Thế nhưng dù chỉ một ngày tham gia cuộc chiến thì cái thời rực lửa ấy vẫn mãi mãi là niềm tự hào, là nỗi nhớ khắc khoải mà chúng tôi không thể nào quên…
Mải miết với ý nghĩ ấy, nhiều khi trong công việc cũng như lúc được thanh thản, tôi cứ đau đáu một nỗi nhớ da diết về những đồng đội ở TRUNG ĐOÀN 24 ANH HÙNG của tôi ai còn ai mất? Nay nhờ có website E24.com.vn của CCB Trung Đoàn 24 mà tôi mới có điều kiện giao lưu gặp gỡ với đồng đội trên mọi miền đất nước…
Đã lâu rồi, tôi chưa thấy hay chưa được đọc ai đó đồng đội của mình viết về vùng đất để lại nhiều kỷ niệm sâu sắc, vùng đất kiên cường và những người dân một lòng một dạ ngày đêm đùm bọc che trở giúp đỡ cán bộ chiến sỹ của Trung đoàn 24. Vùng đất với cái tên gọi từ thời kháng chiến: Vùng 20/7 Cai Lậy, Mỹ Tho
Tôi không phải nhà văn, xong viết những dòng này về Trung đoàn 24 Anh Hùng chiến đấu ở vùng đất 20.7 tôi lại nhớ tới các anh, những anh hùng liệt sỹ của cả nước nói chung,và những anh hùng liệt sỹ của trung đoàn 24 noi riêng đã hy sinh trên vùng đất này
Tôi không biết nên viết từ đâu, xong tôi nghĩ thời điểm mà Trung đoàn 24 chuyển vùng hoạt động, từ Gò Công về lại Mỹ Tho cuối năm 1972 đầu năm 1973 để lại cho chúng ta những kỷ niệm sâu sắc nhất!
Khi về tới Mỹ Tho, địa bàn hoạt động của Trung đoàn gồm 4 xã: Phú Phong, Mỹ Long, Long Tiên,Tam Bình. Đây là vùng đất địa hình phức tạp, kênh rạnh chằng chịt suốt từ Xóm Chiếu, Phú Phong, rẽ hai ngả một qua ngã ba Kênh Bích xuôi về Cầu Vó, Mỹ Long qua cầu Đìa Đưng rẽ trái khoảng 1km ; rẽ phải vao kênh Xẻo Lá. Sang bên kia là Ba Dừa. một ngã thuộc Kênh 10 về xã Long Tiên. Địa bàn hoat động của Trung đoàn đồn bót giặc cũng chằng chịt. Lúc này Trung đoàn có hai tiểu đoàn (gọi là K4 và k5 ) và các C trực thuộc.
Thị trấn Cai Lậy hôm nay...
K4 đóng ở dọc Kênh Bích gần lộ 28, K5 ở Xẻo Lá. E bộ và các cơ quan Trung đoàn ở khu vực Cầu Vó, vườn ông Mười Sử và vườn Bà Sáu. Sau khi ổn định nơi ăn ở, Trung đoàn chiến đấu trận đầu tiên là đánh bốt Mỹ Long. Tiếp sau là bôt Cầu Chùa lần một nhưng không dứt điểm được. Tới tháng 3 năm 1973 đánh bôt Cầu Chùa lần thứ hai. Tôi còn nhớ cách đánh đặc công của C1, K4: Sau khi cả đại đội 1 bao vây yểm trợ, một số đ/c ôm bộc phá tiền nhập vào các hầm có địch, đợi giờ G là tung thủ pháo vào tiêu diệt. Trận đó tôi còn nhớ hai người đồng đội đồng ngũ với tôi là anh Đỗ Văn Tưởng và anh Ninh Văn Ân tham gia đánh. Sau loạt thủ pháo đầu tiên các anh đã tiêu diệt gọn 58 tên định, thu toàn bộ vũ khí. Tôi là người chở số vũ khí thu được về cứ an toàn. Trận đó người bạn cùng xã với tôi là anh Ninh Văn Ân đã anh dũng hy sinh, còn anh Đỗ Văn Tưởng sau trận đó anh được đề bạt giữ chức đại đội bậc phó. Hòa bình, anh được điều về ban chính trị, làm cán bộ chính sách. Cuối năm 1975 anh ra quân. Hiện nay chúng tôi thường gặp nhau, ôn lại những kỷ niệm không bao giờ quên đó. Riêng về liệt sỹ Ninh Văn Ân cho tới nay vẫn chưa xác định rõ anh nằm ở nghĩa trang nào nên gia đình chưa thể đưa anh về nghĩa trang quê nhà được.
Sau khi bị Trung đoàn tiêu diệt nhiều đồn bót lấn chiếm, địch điên cuồng mở nhiều trận càn đánh vào nơi mà chúng cho là có quân của Trung đoàn đóng, đăc biệt là trận càn và đổ quân xuống khu vực Cầu Mới xã Mỹ Long với pháo binh và trực thăng yểm trợ. Nói tới pháo thì ai ở vùng này đều biết tới dàn pháo rất tối tân mà chúng gọi là “Dàn Nhạc Tân Tây Lan” ở căn cứ Bình Đức. Sau hàng ngàn quả pháo bắn dọn đường, chúng dùng trực thăng đổ quân xuống khu vực giữa Cầu Vó và Cầu Mới. Khi ấy, lực lương chống càn bảo vệ trung đoàn bộ chỉ có một trung đội vệ binh, thế mà chúng tôi đẩy lùi được một tiểu đoàn của địch, bảo vệ an toàn Trung Đoàn Bộ. Trận đó, anh Lý người Lạng Sơn và anh Khương người Vĩnh Phú đã anh dũng hy sinh!
sau những chiến thắng giòn dã của trung đoàn làm cho bọn địch khiếp sợ. cả một vùng phía tây, hai xã của huyện Cai Lậy được giải phóng. Đơn vị tiếp tục được giao đánh bốt Vườn Làng. Tôi còn nhớ hôm đi điều nghiên để đánh, lúc rút ra, anh Mạnh người Thanh Hóa là trung đội phó trinh sát Trung đoàn đi trước, do sơ xuất nên đã vướng vào lựu đạn gài của địch và bị thương nặng. Cả ông Ba Đối, trung đoàn trưởng cũng bị thương. Sau khi dìu thủ trưởng ra nơi an toàn, anh Mạnh bị thương nặng được cáng ra đưa sang đội phẫu, còn thủ trưởng nhất định không chịu đi điều trị mà ngồi trên xuồng chỉ huy. Tôi là người trực tiếp lái xuồng để ông chỉ huy đơn vị đánh bằng được được bốt Vườn Làng. Thế mấy biết vị chỉ huy gan dạ mưu trí và tài giỏi, xứng danh ANH HÙNG.
Sau bốt Vườn Làng là trận đánh chiếm Yếu khu Tam Bình, nơi mà địch huênh hoang tuyên bố “Bất khả xâm phạm”. Vậy mà Yếu khu này đã bị Trung đoàn 24 đánh cho tơi tả, thu toàn bộ cũ khí. Thế là đông tây 4 xã quanh huyện lỵ Cai Lậy đã được giải phóng.
Mạnh Bình (Đứng) cùng C18 Đi xuồng từ chợ Tam Bình về thăm Gò Nga, Xẻo Lá
Với phương châm cách đánh táo bạo hiệu quả của Trung đoàn 24 (VÂY - LẤN -TẤN – PHÁ - TRIỆT - DIỆT) Trung đoàn đi tới đâu, địch nghe thấy đều hoang mang lo sợ, nhiều đồn bót tự bỏ chạy.
Suốt thời gian chiến đấu ở trung đoàn, tôi không thể nào quên được việc đi điều nghiên và đánh bốt Ông Khậm trên sông Ba Dài. Để chuẩn bị cho trận đánh, tôi và đ/c Thái Bá Phúc người Diễn Châu Nghệ An được cử đi trước để thị sát (điều nghiên). Nơi ém quân dọc sông Ba Dài gần Cứ của Trung đoàn I. Sau khi được được Trịnh Đức Hùng, trưởng Ban Tác chiến Trung đoàn cử tôi và đ/c Phúc quay lại đón bộ đội
Khi từ vị trí tạm dừng chân, hai anh em chúng tôi vượt sông Ba Dài, qua cánh đồng đến cầu Cây Rơm. đoạn đường trống, chúng tôi phải đi theo bờ ruộng, lúa đang vào mẩy. Động tác đi khom vừa đi vừa phải rẽ lúa như tiền nhập vì lúa tốt ríu quện vào nhau, vạch ra mới đi được. K hi vượt cầu được khoảng 800m có một nhà dân, nơi mà chúng tôi dừng để đợi đón bộ đội về nơi tập kết. Tại sao lại im lặng đáng sợ thế này? Linh cảm như mách bảo có điều gì sắp sảy ra. Đ/c Phúc cử tôi vào nắm tình hình, còn đ/c theo dõi và yểm trợ bên ngoài. Với kinh nghiệm không biết bao nhiêu lần đưa đón bộ đội qua lại sát bên đồn bót địch, tôi bò theo những đìa nước vào tận cửa nhà, dừng lại nghe ngóng. Lúc này tôi thấy căng thẳng vô cùng vì cửa mở mà không có người. Sau một thoáng suy nghĩ, tôi quyết định đẩy cửa rộng ra, mục đích nếu có người ở trong thì phải ra, súng AK băng gấp với hai băng đạn đầy, lăm lăm về phía khả nghi sẵn sàng nhả đạn. Khi tôi vào trong nhà thấy một bà già run rẩy bước ra sắc mặt hoảng hốt. Bà tưởng tôi là lính ngụy. Tôi cất giọng hỏi trước. Nghe tiếng Bắc, bà chỉ ra ngoài vườn mà không nói thành lời. Lúc này tôi biết mình đã rơi vào ổ phục kích. Tôi dơ tay làm ám hiệu cho bà lui vào trong nhà rồi từ từ bò xuống đìa để rút ra, vừa rút vừa quan sát. Thật là một tình huống vô cùng nguy kịch. Tôi thấy lố nhố khoảng 5 đến 6 thằng lính lăm lăm súngtiểu liên cực nhanh (AR15) đang tiến vào nhà. Chắc chúng tưởng tôi còn trong đó, định bắt sống tôi… Khi vào trong nhà, không thấy tôi ( lúc này tôi đã rút ra được cách chúng khoảng hơn100m). Khi phát hiện được ra tôi, cứ thế chung bắn đuổi theo về phía tôi như vãi đạn.Vừa rút, tôi vừa bắn trả. Thấy vậy, đ/c Phúc bắn yểm trợ cho tôi rút. Thế là hai người hai mũi bắn quyết liệt. Chúng cứ tưởng bị ta nhử vào ổ phuc kích nên không dám đuổi theo. Khi hai anh em chúng tôi đã rút qua bên này cầu, lại phát hiện có địch chặn phía trước. Chúng tôi lại chia ra mỗi người một hướng để chiến đấu. Tôi bò men theo tiền duyên vào CỨ của Trung Đoàn I vưà rút. Luc này trời đổ mưa rất to. Khi vào gần tới nơi, tôi phát hiện thấy lố nhố bọn địch đang trú mưa trong nhà mà Trung đoàn 1 vưa rút. Không còn đường nào khác, tôi nhằm thẳng vào bọn địch xiết cò khoảng hơn chục viên ak, sau đó tôi chạy thẳng vào trong, lần theo lối ra bờ sông. Bọn địch bắn theo nhưng không thấy tôi bắn trả, tưởng tôi đã chết nên chúng không truy kích tôi nữa . Lúc này khoảng 17 giờ, vừa đói vừa mệt, tôi nằm bệt xuống bãi cỏ tranh nghỉ, xác định hướng về đơn vị. Trời bắt đầu tối, tôi bò ra phía ngoài đồng. Khi gần ra tới nơi tôi phát hiện có ánh sáng mập mờ và có tiếng người. Tôi mạnh dạn bò sát tường nhà nín thở nghe ngóng tình hình mà không ai phát hiện được. Lúc này súng của tôi chỉ còn một viên đạn. Nằm nép sát tường tôi lắng nghe có giọng nói miền bắc (ÔI DÀO! CÁI ÔNG DUNG CHÍNH TRỊ VIÊN TIỂU ĐOÀN QUÊ BÁNH CHƯNG ĐẤT, AI CHẢ BIẾT!) Chỉ vậy thôi. Tôi sướng quá bật qua tường nhảy vào làm mọi người trong nhà quá bất ngờ. Tôi lên tiếng ngay: Em người của Trung đoàn 24 đây… Khi vào trong nhà, nghe tôi kể lại, các anh mới ngã người ra: Chiều nay nghe tiếng súng; có phải đ/c đụng với địch ở Cầu Cây Rơm phải không? Đài kỹ thuật của ta nắm được: Chúng bị đ/c tiêu diệt 5 tên trong đó có một tên đại đội trưởng và một tên mang máy PRC25. Đ/c khá lắm… Sau đó các anh mời ăn cơm và ngủ lại với các anh. Sáng hôm sau các anh thông báo cho cấp trên: Có đc trinh sát E24 chiều qua đụng với địch ở cầu Cây Rơm, đang ở đơn vị. Đề nghị E24 cho người tới đón! Thực ra có người đâu mà đón? Các anh chỉ đường và thông báo khu vực vừa qua địch đã rút để tôi cứ đường cũ mà về…
Khi vượt sông BA DÀI sang bên khu vực cánh đồng Sáu Liên Xô, về tới đơn vị trong sự sửng sốt của cán bộ trung đoàn, nhất là đ/c Trung đoàn trưởng Ba Đối. Ông ôm lấy tôi và nói: Đơn vị đã làm công tác chính sách , chuẩn bị báo tử em rồi, vì lúc đánh nhau với địch có hai em; lúc về chỉ còn một. Đó là đc Thái Bá Phúc. Đ/c Phúc về đơn vị kể cho mọi người nghe: Lúc tôi chia hai mũi để đánh nhau với địch, thấy mũi đc Tiến nổ súng! Chắc đ/c Tiến hy sinh rồi. Mọi người ai cũng tin là vậy vì ngớt tiêng súng mà không thấy tôi về…
Sau đó, tôi cùng với các cán bộ trung đoàn tiếp tục điều nghiên bót ÔNG KHẬM. Trận đó trung đoàn tiêu diệt gọn một tiểu đoàn thiếu đóng ở bốt, thu toàn bộ vũ khí, trong đó có một khẩu pháo 105 ly và ta đã phá hủy ngay tại chỗ.
Nếu viết về trung đoàn 24 mà không viết về vùng đât kiên, cường vùng 20 Tháng 7 là thiếu hẳn một địa danh lich sử; địa danh làm nên chiến thắng lẫy lừng của trung đoàn 24, góp phần tô thắm lá cờ truyền thống TRUNG DŨNG VÀ LUÔN LUÔN TRUNG DŨNG do Bác Hồ tặng…
Lịch sử chiều dài trận mac thăm thẳm. Phong thái của những các bộ chiến sỹ Trung đoàn 24 cùng những chiến công của đơn vị đã góp phần đã tạo nên chiến thắng Đại thắng Mùa xuân 1975. Đành rằng cuộc đời là hữu hạn; tất cả đều sẽ được kết thúc bằng sự hư vô. Sự hy sinh đóng góp của nhân dân vùng 20.7 là vô cùng to lớn. Tôi được nghe những người cán bộ và chiến sỹ của Trung đoàn thành đạt sẽ tổ chức đốt lưa trại tri ân nhân dân vùng 20 tháng 7. Bản thân tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng đó. Mong rằng sớm có mạnh thường quân đứng ra tổ chức. Tôi tin rằng cán bộ và chiến sỹ trung đoàn 24 sẽ làm được. Đó là ý chí, niềm tin và những nghĩa tình sâu nặng với vùng kháng chiến cũ.
tôi tin rằng đồng đội của tôi trên mọi miền tổ quốc chung tay ủng hộ. Chúc thành công tốt đẹp!
Tác giả Mạc Duy Tiến (Đội mũ, bìa phải) chụp hình lưu niệm với CCB K5, E24
nhân dịp họp mặt kỷ niệm 36 nam, ngày Saigon giải phóng (24/4/2011)
Bài viết: Mạc Duy Tiến. Hình ảnh: Mạnh Bình
- 1 - Viết bởi MẠC DUY TIẾN GỬI ANH NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG(17/07/2011 21:07:28)
- NHƯ ĐẦU BÀI TÔI ĐÃ NÓI,những trận đánh của trung đoàn ta rất nhiều tôi chỉ viết đơn vị từ GÒ CÔNG VỀ MỸ THO THÔI , viết hết thì hàng ngày cũng không xuể.hôm ở vườn ÔNG MƯỜI SỬ có phim lẽ ra hôm đó tôi được đơn vị cử đi điều nghiên BỐT NGÃ BA ÔNG BÍCH. cùng với thủ trưởng. xong tôi vừa đi công tác về thủ trưởng bảo nó(tiến)mệt lắm để nó nghỉ. vậy tôi bảo em đi được, xong thủ trưởng nhất định không cho đi, ANH THỰC TRINH SÁT ĐI ĐIỀU NGHIÊN BỐT NGÃ BA ÔNG BÍCH bị vương quả CỐI CỦA ĐỊCH GÀI ĐÃ HY SINH còn ANH MẠNH VÀ ÔNG BA ĐỐI BỊ THƯƠNG Ở BỐT VƯỜN LÀNG CƠ MÀ KHÔNG PHẢI BỊ THƯƠNG Ở NGÃ BA ÔNG BÍCH ĐÂU ANH NHỚ LẠI XEM TÔI KHÔNG BAO GIỜ QUÊN ĐƯỢC NGÀY ĐÓ ĐÂU. NĂM 2008 THỦ TRƯỞNG BA ĐỐI RA NGOÀI NÀY VÀ CHO NGƯỜI VỀ ĐÓN TÔI XUỐNG HẢI PHÒNG THÀY TRÒ GẶP NHAU, HÔM ĐÓ CÓ CẢ ANH LẬP VÀ ÔNG THỌ TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG ,NGỒI ÔN LẠI ÔNG CÒN NHẮC ĐI NHẮC LẠI TRẬN ĐÓ MÀ SAU ĐÓ ÔNG ÔM TÔI KHÓC VÀ ÔNG NÓI NẾU KHÔNG CÓ EM TIẾN THÌ ANH LÀM SAO SÔNG ĐẾN NGÀY HÔM NAY CÓ NHIỀU NGƯỜI CÙNG BIẾT.SAU ĐÓ THÀY TRÒ TRÊN CHUYẾN XE VỀ HÀ NỘI NGỒI BÊN NHAU ÔNG CÒN NÓI ĐI NÓI LẠI CƠ MÀ TÔI KHÔNG NHẦM ĐÂU CHÚC ANH TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH AN LÀNH HẠNH PHÚC
- 2 - Viết bởi Nguyễn xuân trường Gửi anh Mạc duy Tiến(15/07/2011 13:07:43)
- Chào anh Mạc Duy Tiến Tôi lại biết thêm tên của anh . Tôi là Nguyễn Xuân Trường C21 Trinh sát trung đoàn , đọc trang nhật ký của anh nói về vùng 20/7 khi trung đoàn cắm cờ trên đất gò công trở lại cai lậy đấnh địch lấn chiếm anh còn nhớ rất nhiều những trận đánh đồn bốt , chống càn . anh còn nhớ tới lính trinh sát rồi đó đi cùng thủ trưởng trung đoàn tiểu đoàn điều nghiên rất nhiều đồn bốt địch . trong đó anh đã nhớ tới anh manh trung đội phó có đi cùng thủ trưởng đối hôm đó nhưng không phải anh mạnh bị thương mà người bị thương là anh Thực bị thương vào tay vướng phải lựu đạn , còn thủ trưởng Đối cũng bị thương hôm đó . hiện nay anh Mạnh đang ở thị xã thanh hóa còn anh Thực hy sinh ở bốt ông bích .Anh nhở rất nhiều sao không nhắc đến vùng đất ác liệt ở gò công những lần bơi qua kênh chợ gạo , bình pục nhất bình pục nhì ...những trận đánh ở bắc cay lậy , cái bè , đội bom B52 ở củ chi châu thành , kênh nguyễn văn tiếp dưong văn dưong đánh bốt kênh quận ...những trận đánh ở đức hòa đức huệ , bến cầu tây Ninh , chi pu căm pu chia ..những trận đánh của trung đoàn chắc anh còn nhớ . Hiên này nhờ có anh Mạnh Bình mà chúng ta đã tìm được đồng đội Ngày càng nhiều . anh biết anh Cảng vệ binh hiên nay anh ở phú thọ , có dịp nào đó chúng ta sẽ gặp nhau nói nhiều chúc anh và gia đình mạnh khỏe .
- 3 - Viết bởi Bùi Xuân Bính Những người lính vùng 20/7 năm xưa(05/07/2011 10:07:34)
- Kính gửi anh MẠC DUY TIẾN! Tôi là Bùi Xuân Bính cùng đồng đội với anh trong những năm 1972-1973 tại vùng 20/7 Cai Lậy anh hùng. Đọc bài viết của anh tôi vô cùng xúc động, bởi vì tất cả những điều anh viết đều rất thật. Chúng tôi Tiểu đoàn Đặc công 269 (P90)- Quân khu 8, đã từng sát cánh cùng các anh E 24 anh hùng dọc ngang trên vùng 20/7 với những địa danh vô cùng quen thuộc : Bà Rài, Ba Dừa, Đìa Đưng, Cả Mít,Tam Bình, Mỹ Long, Đìa Đưng, Kênh Ông Mười.....Nhờ có trang Web của Trung đoàn 24 anh hùng và đặc biệt có công lao của anh Mạnh Bình (cùng là sinh viên Đại học Cần Thơ -Khoá 2 chúng tôi) mà chúng ta đã gặp lại nhau. Không gì sung sướng cảm động hơn khi cùng là đồng đội trên chiến trường năm xưa đạn bom ác liệt và xin thắp những nén nhang thành kính dâng lên những đồng đội đã hy sinh để có ngày hôm nay! Xin chúc anh Duy Tiến và gia đình an lành hạnh phúc!
- 4 - Viết bởi Hoàng Thái Tôn Gửi anh Mạnh Duy Tiến(29/06/2011 12:06:06)
- Tuy không phải là người viết văn, nhưng những dòng tâm sự của anh về những ký ức đầy oanh liệt của Trung đoàn 24 anh hùng trong thời gian hoạt động ờ vùng 20.7 Mỹ Tho (nay là Tiền Giang). Đọc bài viết của anh, tôi lại nhớ tới những kỷ niệm của một thời lửa đạn đầy các liệt mà biết bao đồng đội của E24 đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những vùng đất, tên người của vùng 20.7 đã trở thành kỷ niệm không bao giờ quên của những người lính Trung đoàn thời kỳ 1972-1975. Xin cảm ơn anh rất nhiều.
- 5 - Viết bởi Hoàng Văn Bắc (29/06/2011 11:06:13)
- Đọc bài viết của anh Mạc Duy Tiến làm nhớ lại những ngày gian khổ hy sinh và gắn bó máu thịt với vùng 20/7 nghĩa tình. Trận địa lòng dân thật vững chắc. vùng đất ấy bây giờ đã hồi sinh trở thành vùng trái cây trù phú. Các Má, các Anh, Chị vẫn mong nhớ và nhắc tên mấy đứa bộ đội 24 chúng mình. Nhất định ý tưởng của anh Nguyễn Thành Lập về việc đốt lửa trại sẽ được tiến hành vào một ngày gần đây, để các CCB trung đoàn 24 có dịp sống lại thời gắn bó máu thịt với nhân dân, gian khổ mà vui.
- 6 - Viết bởi Nguyễn Trọng Hùng Nhớ bao đồng đội anh hùng(28/06/2011 15:06:05)
- Quả là đơn vị anh hùng sinh những người con anh hùng! Cảm ơn Mạc Duy Tiến đã gợi lại cho chúng ta những kỷ niệm trận mạc hào hùng xưa. Đâu những con kênh, những khu vườn hoang trở thành chiến địa? Nhớ da diết kênh Mười, kênh Bích, nhớ Xẻo Lá, Ba Dừa, Đìa Đưng, Ba Dài... Máu xương đồng đội đã thấm trên mảnh đất này. Mong lắm một ngày chúng mình tụ hội về đây để tri ân đồng bào, đồng chí, để ôn lại cuộc đời mình.
- 7 - Viết bởi MẠC DUY TIẾN lời cám ơn đồng đội(28/06/2011 13:06:43)
- đây là những ký ức thời tôi được sống và chiến đấu tại vùng đất 20/7,nơi trung đoàn 24 AHLLVT ĐÓNG QUÂN trong bài có đoạn nói về đ/c DUNG TRƯỚC ĐÂY NGƯỜI CỦA TRUNG ĐOÀN 24 . sau đó đ/c chuyển sang trung đoàn 1.lúc tôi lạc vào đơn vị đ/c DUNG là chính trị viên TIỂU ĐOÀN, CỦA TRUNG ĐOÀN 1 hiện nay đ/c là CHỦ TỊCH HỘI CCB THỊ XÃ CHÍ LINH , UVBCH HỘI CCB TỈNH HẢI DƯƠNG (Một số địa danh nếu bÂY giờ thay đổi gọi khác mong đọc giả thông cảm.bài viết có sự góp sức chỉnh sửa của anh Mạnh Bình. Đoạn mở đầu viết về vùng đất ấy, nơi hoạt động của trung đoàn mới hoàn thiện một phần nhỏ bé. Có gì khiếm khuyết mong đồng đội bỏ qua .một lần nữa xin cám ơn anh MẠNH BÌNH ĐÃ CHUNG TAY GÓP SỨC ĐỂ HOÀN THIỆN BÀI VIẾT TRÊN