Phần II: ”KIÊN QUYẾT ĐÁNH THẮNG TRẬN ĐẦU
và Tình nghĩa "vợ chồng” trong chiến đấu
Mùa khô năm 1972, Bộ tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch tiến công mang tên “ Nguyễn Huệ” nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực Ngụy… Trận Sa Mát là trận then chốt có ý nghĩa quyết địnhphát triển tiến công ở hướng quốc lộ 22. Trung đoàn 24 Trung Dũng được nhận nhiệm vụ ấy…
Thực hiện tốt sáu nguyên tắc chiến trường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề ra cho quân đội: Tích cưc tiêu diệt địch bảo vệ ta - Chuẩn bị chính xác và đầy đủ - Giữ vững yếu tố bí mật bất ngờ - Phát huiy sở trường đánh đêm - Kiên quyết đánh thắng trận đầu – Thực hiện tốt chính sách tù hàng binh; Trận E 24 tiêu diệt căn cứ Xa – Mát là trận then chốt mở màn trên hướng thứ yếu của chiến dịch Nguyễn Huệ 1972.
Vừa là quyết tâm xây dựng truyền thống của Trung đoàn: Kiên quyết đánh thắng trận đầu ( dù mới chân ướt chân ráo đến một chiến trường mới hoàn toàn ), và cũng là góp phần để chiến dịch giành thắng lợi nên trận này có ý nghĩa rất quan trọng; đồng thời trận này cũng thể hiện quyết tâm của Bộ Chính Trị, Quân ủy Trung ương, Trung ương cục và Bộ chỉ huy Miền: Một chiến dịch có ý nghĩa về chiến lược.
Trung Đoàn 24 đã qua rèn luyện trận mạc từ Tây Nguyên, Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia, từng đọ sức với các đối tượng quân Mỹ, quân Ngụy SàiGòn, ngụy Lonnon, Vàng Pao…100% cán bộ Trung đoàn đã qua chiến tranh chống Pháp. Cán bộ tiểu đoàn, đại đội cũng đều trưởng thành từ chiến sĩ lên qua liên tục 8 năm chiến đấu. Gần 2/3 cán bộ chiến sĩ trung đội, tiểu đội đã qua chiến đấu, cùng khoảng 1/3 số chiến sĩ mới được bổ sung từ Miền Bắc vào….
Hai chúng tôi và cả Đảng ủy Trung đoàn vẫn cứ lo thiếu về cách đánh để xuất quân là chắc thắng dù tinh thần quyết tâm của đơn vị vẫn tin là thừa. Do vậy, ngoài việc phải tranh thủ huấn luyện bộ đội còn phải tranh thủ học tập các đơn vị bạn , sự giúp đỡ của các cơ quan chiến dịch từ Bộ chỉ huy Miền, bộ Tổng và cả Bộ Tư lệnh Tây Nguyên…Sư 7_ Anh Đàm Văn Ngụy, Thân Ngọc Sang( Tư Vinh) giúp huấn luyện xạ thủ B40, B41 trung đại liên, cối ; bắn xe tăng ngay tại trận đánh của Sư 7 Tà Khốt. Bộ Tư lệnh miền cử bộ Tư lệnh 30B và cơ quan tham mưu chủ yếu của sư 9. Bộ Tư Lệnh B3 (Tây Nguyên) chưa cắt liên lạc theo yêu cầu của Trung đoàn, vẫn tiếp tục nhắc nhở các kinh nghiệm đánh công sự vững chắc và đã chuyển 30 quả mìn ĐH20 từ B3 (bằng gùi bộ) tới ½ đường còn Trung đoàn có xe đạp của Miền trang bị,ra tại Stungtreng đón nhận. Ngoài Bộ, anh Phan Hàm , Cục phó cục tác chiến cứ liên tục nhắc Trung đoàn báo cáo hàng ngày về Bộ để kịp theo dõi bước chân Trung đoàn.
Chiều ngày 31/3/1972 ( Theo cuốn Trung đoàn 24, NXB Quân đội Nhân Dân năm 2000) trước lúc bộ đội vào tấn công cứ điểm Xa Mát, đồng chí Nguyễn Công Đào, cán bộ Tuyên huấn Trung đoàn, cùng hành quân với Tiểu đoàn 4 – đơn vị có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt Sa Mat về báo cáo: Đa số cán bộ chiến sĩ ăn không hết cơm dù rằng có lương khô bằng thịt lợn gà…Một báo cáo mà chưa bao giờ tôi bắt gặp khi cán bộ chính trị phản ánh về tình huống tinh thần của chiến sĩ như vậy trước trận đánh sắp xảy ra. Với tính nóng sẵn có trong người, tôi vừa bực vừa nói với Chính ủy: tình huống này giao cho Chính Ủy xử trí. Anh Sáu nắm tổ hợp máy điện thoại gọi đ/c Dung, chính trị viên Tiểu đoàn 4:
- Anh sờ tim cán bộ và chiến sĩ mở cửa mở đánh chiếm đầu cầu chưa? Tim của chiến sĩ đập nhanh hay chậm?
Sau đó, anh bảo tôi:
- Ông lo chỉ huy các đơn vị vào chuẩn bị chiếm lĩnh, còn tôi phải xuống tiểu đoàn 4 ngay; có thể tôi sẽ ở dưới đó luôn…
Tôi thì lo và nói: Không được. Đồng chí Đào dẫn anh xuống kiểm tra xong, về ngay. Ở dưới giao cho anh Thuyên – Trung đoàn phó – và đồng chí Thương – Chủ nhiệm chính trị - đã đủ rồi. Tình nghĩa vợ chồng là lúc này đây! Hai vợ chồng phải gần nhau, trận đánh mới thắng lợi được.
Thật bất ngờ trong lúc này sao tôi lại nhớ đến lời của anh ngày đầu khi tôi mới về trung đoàn…
Đời chiến đấu, tôi sống với nhiều chính trị viên từ đại đội đến cấp sư đoàn, mặt trận Quân Khu…Tôi chỉ có hai chính ủy kết nghĩa với tôi thành cặp vợ chồng. Người thứ nhất là chính ủy Lã Ngọc Châu Trung đoàn 66. Cũng ngày đầu mới về nhận công tác, vì điều kiện không mắc võng được nên hai anh em ngủ chung trên chiếc giường tre nứa. Trời rét, anh ôm tôi và để chân lên bụng và đùi của tôi. Tôi nói với anh :
-Sao tôi thấy da thịt của anh lạnh lắm.Anh bảo:
- Cậu đúng là bà Đặng Thị Ngoan- vợ của mình rồi! Bả cũng thường nói là .,da thịt của mình sao lạnh thế!(Bài viết về Lã Ngọc châu, bản thảo NHật Hoa Khanh nhận để xuất bản nhưng chưa thấy?)
Và người thứ hai là anh Sáu Phu. Đến 12 giờ đêm hôm ấy, chắc anh cảm thấy không ở gần Trung đoàn trưởng trong trận “Quyết thắng” này là ,không được. Không những tình nghĩa vợ chồng mà còn là trách nhiệm của Chính ủy, Bí thư Đảng ủy.Anh trao đổi về tình hình tư tưởng của tiểu đoàn 4 với tôi mà như nhắc tôi:
-Anh chiến đấu dày dạn kinh nghiệm như vậy mà vẫn chưa hiểu được hết tâm tư tình cảm của chiến sĩ! Tiểu đoàn 4 không ăn nổi cơm, thậm chí khi tôi xuống thấy cơm vứt đầy đường, có cả nắm cơm còn nguyên, đút vào gốc cây. Đó cũng là chuyện bình thường! Trước cái chết, cái sống sắp xảy ra, là Quân nhân Cách mạng, ai mà không suy nghĩ. Mình là người lãnh đạo chỉ huy, phải hướng những suy nghĩ đó vào đúng hướng giành thắng lợi cho cuộc quyết chiến. Nhắc ông Ba ( tức Ba Đối, là tôi): Đó là công tác Đảng, Công tác Chính trị đấy! Anh nói như một niềm tin chắc chắn:
- Ông Ba yên tâm. Trận đánh đã giao cho Tiểu đoàn 4, chắc chắn thắng lợi! …
Lại một tình huống mà trong nhiệp chỉ huy đánh nhau, tôi chưa hề gặp ( đến lúc đó): Trung đội mở cửa mở bằng giá mìn ĐH20 báo về: Kíp nổ không đút lọt vào quả mìn vì lỗ kíp số 8 mà lắp kíp số 10. Lúc đó, không có kíp số 8 nào để thay thế được! Anh Sáu nhắc:
- Đó thuộc về nghề Quân giới, lĩnh vực của ông, tôi không can thiệp.
Đúng là tôi đã học 4 năm Quân giới ở Trung Quốc. Tôi liền chỉ đạo cho Tiểu đoàn 4: lấy ba quả lựu đạn thay cho kíp nổ. Dùng dây chuyền nổ để kéo nụ xòe của lựu đạn. Lựu đạn nổ sẽ kích thích 3 quả mìn nổ. Không còn cách nào hơn!
Đến giờ nổ súng, tôi hạ lệnh cho nổ mìn phá rào . Ngồi tại hầm chỉ huy, ai cũng nghe rõ tiếng mìn nổ rung trời chuyển đất!Tiếp theo đó là hỏa lực các loại, súng con của ta và địch nổ chát chúa, không thể nào phân biệt. Bỗng Trung đội trưởng mở cửa mở báo cáo về: Hàng rào không phá được nên không xung phong được…
Chuyện mở cửa mở hàng rào không được cũng là chuyện thường trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ cũng đã từng xảy ra . Tôi nhớ lại: Trận Trung Đoàn 108 Liên Khu 5 tiêu diệt căn cứ Mang Đen ở Bắc Công Tum năm 1954 , phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi mở hết khàng rào vẫn không xung phong được vì không biết lỗ châu mai ở đâu để kềm chế: Tấm mê bằng tre nứa đã chắn trước lô cốt nên không nhìn thấy ánh lửa hỏa lực địch.Gần sáng, mới phát hiện rõ, ta dùng bộc phá khối, lách hỏa lực của địch, lên diệt lô cốt. Giải quyết xong trận đánh, Chính ủy Liên Khu 5 kiêm Tư lệnh chiến dịch, lên cửa mở đã rơi nước mắt trước 12 Bộc Phá viên hy sinh ngay tại 12 hàng rào thép gai…
Nhưng trận này lại xảy ra do nguyên nhân khác: Vì khi kéo dây chuyền nổ để kéo nụ xòe lựu đạn, kéo luôn cả giá mìn 3 quả ĐH20 lật ngửa! Mìn thì nổ rung trời mà chẳng làm bay cọng dây thép gai nào!
Ở Sở chỉ huy trung đoàn ,cách cửa mở khoảng 500m, mọi người nóng ruột chờ tín hiệu hai phát pháo hiệu màu xanh từ Tiểu đoàn 4 bắn lên ( Theo quy ước, đó là đã dứt điểm) Đã sáng trắng rồi mà vẫn không thấy! Tôi tiếp tục lệnh cho bộ đội: Bằng mọi cách phải xung phong! Chiến sĩ không dám lên thì cán bộ Đảng viên phải lên dẫn bộ đội xung phong. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch mà tôi đã chỉ huy từ cấp đại đội cho tới khi là trung đoàn trưởng sát cánh bên người chính kủy dạn dày kinh nghiệm – Anh Sáu Phu bấy giờ!
Cũng vừa lúc đồng chí Khá, Tổ Trưởng tổ trinh sát kỹ thuật lên báo cáo: Bắt được tin của đồn trưởng Xa Mát báo cáo về trên: Bắc Việt có mấy xác chết trong hàng rào; đã thu được trong số xác chết ấy một khẩu súng lạ: Một ống sắt phía đít có loa, đầu miệng có gắn quả đạn giống cái bắp chuối!..
Tôi nóng lên, lệnh cho đồng chí Tá, Tiểu đoàn phó trên hướng thứ yếu: Nếu C3 đã vào sát chântường thì đồng chí ra ngay đó, bảo anh em dùng cuốc, xẻng; cả bằng tay nữa nếu cần, móc chân tường mà vào!Hãy chấp hành mệnh lệnh, không có ý kiến gì cả!
Tôi báo anh Hà Đình Thuyên – Trung đoàn phó : Anh thay Tiểu đoàn trưởng chỉ huy tiểu đoàn 4, còn đồng chí Đôn Tiểu đoàn trưởng thì ra ngay đại đội 1 – hướng chủ yếu - trực tiếp dẫn đại đội 1 băng rào xung phong!..
Tôi có chút thói quen: thường bỏ vị trí chỉ huy để chạy ra chiến trận, xông lên cùng một mũi, một cánh với bộ đội mới thấy thanh thản, còn như vừa rồi ở sở chỉ huy, nhiều tình huống… Tôi định nhảy ngay xuống Tiểu đoàn 4. Anh Sáu hình như đã hiểu tính cách của tôi nên vội vàng cản lại:
-Quyết tâm của anh vừa rồi là hạ sách, chưa phải thượng sách! Ta còn phương án 2 mà Đảng Ủy đã bàn: ” Nếu không dứt điểm được trong đêm thì ta chuyển sang vây lấn để đêm sau dứt điểm tiếp!” Đây là thượng sách. Tôi lại có chút bảo thủ: Chuyển từ phương án cường tập sang vây lấn! Mệt mỏi rồi, có còn đủ sức dứt điểm nữa không hay rồi bỏ dở dang!
Đây là một cách đánh chưa có tiền lệ ( sau này , bộ đã nêu trong tổng kết bằng mấy chữ: “ Vây, lấn, tấn, phá, triệt, diêt”: Tập trung sức mạnh tấn công rồi chuyển sang vây lấn để tạo lực đánh địch. Anh cũng tranh luận một cách` nhẹ nhàng mà hết sức thuyết phục: Thượng sách là ở chỗ: Quyết tâm của Đảng ủy Trung Đoàn, đã quán triệt đến tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 6: Tiểu đoàn 6 làm thê đội 2, sẵn sàng vào thay tiểu đoàn 4. Tôi tỉnh người lại, cầm máy chỉ thị cho cấp dưới : Làm công sự bám giữ trận địa, chờ bổ sung đạn dựoc, củng cố lại đội hình. Ta sẽ tiếp tục tấn công! Anh nắm máy làm việc với các chính trị viên tiểu đoàn. Vừa lúc điện thoại viên của Sư Đoàn 30B mời tôi làm việc với anh Năm Đàng, Sư trưởng.Nghe tôi báo cáo tình hình xong, anh đồng ý chuyển sang phương án 2. Tôi lại nhớ lại tất cả kế hoạch này đã thông qua , được Tư lệnh Năm Đàng phê chuẩn từ đầu.Anh chi viện thêm 2 pháo 105ly với 50 đạn , thêm 80 đạn cối 120ly và đại đội xe tăng gồm 01 xe M24, một M41, một pháo tự hành, chiến lợi phẩm hư hại mới sửa lại làm xe dẫn đường.
Đêm sau, với lực lượng của Tiểu đoàn 4 được củng cố thêm quyết tâm và với hỏa lực của 30B tăng cường , Trung Đoàn đã dứt điểm cứ điểm Sa Mát, thực hiện đúng quyết tâm của Trung đoàn và được Bộ Tư Lệnh Miền động viên biểu dương. Riêng Tiểu đoàn 4, đơn vị lập công đầu được thưởng Huân chương chiến công hạng nhất. Đại đội Tăng , thiết giáp được thưởng huân chương chiến công hạng 3.
Sau trận đánh, tôi định rủ anh Sáu Phu cùng ra tại đồn để xem tình thế, rút kinh nghiệm nhưng anh lại xuống đội pâhũ của Trung đoàn để nắm thương binh tử sĩ. Trong quá trình trận đánh, anh thường nhắc các tiểu đoàn mkg được báo cáo thương binh tử sĩ vì cho rằng như vậy chỉ làm rối cho người chỉ huy chứ không giải quyết được gì!
Đối với Trung đoàn 24, trận đánh Sa Mát là trận mà đơn vị có số thương vong lớn thứ 2 sau trận Mậu Thân …Khi cơ quan tổng hợp báo cáo trận thắng Sa Mat, ai cũng có vẻ đau buồn vì số tử sĩ khá lớn ( 12 đồng chí; có 1 bị thương) . Anh nhỏ nhẹ động viên: Anh em đã hy sinh cho thắng lợi của trận đánh.Có đau buồn cũng không cứu sống đồng đội được nữa!Hãy nén đau thương để tập trung vào trận sau tháng hơn trận trước. Đó là trách nhiệm và tình nghĩa đúng nhất của chúng ta! Từ lời khuyên của anh , tôi càng tin rằng trận sau – Trận tiêu diệt chiến đoàn 49 căn cứ Thiện Ngôn, nơi mà Mỹ Ngụy cho rằng là căn cứ bất khả xâm phạm đối với lính chính quy Bắc VIệt, chúng tôi sẽ thắng lợi lớn hơn…
( Còn tiếp)