-
CỎ DỌC ĐƯỜNG TRẦN KIÊN NHẪN SỐNG
(07/05/2017 11:05:50)
-
Việt Phương, tên khai sinh Trần Quang Huy, sinh tại Hà Nội, tham gia hoạt động cách mạng từ khi là học sinh trung học. Năm 1944, đang học ban tú tài trường Bưởi thì bị Pháp bắt. Pháp đổ, thì Nhật giam. Cách mạng thành công, ông gia nhập đoàn quân Nam tiến bảo vệ Nam Bộ. Năm 1949, khi đang làm việc tại Ban thanh vận Liên khu V, Việt Phương được nhà cách mạng Phạm Văn Đồng phát hiện và xin về làm trợ lý cho ông từ đấy cho đến khi tập thơ Cửa mở, bị thu hồi (1970).
Nhà thơ Việt Phương |
Những năm 60 thế kỷ trước, học sinh sinh viên Hà Nội hào hứng và say mê nghe những buổi nói chuyện về lý tưởng sống, về cách rèn luyện bản lĩnh và phẩm chất làm người của diễn giả Việt Phương. Anh là thần tượng của lứa thanh niên chúng tôi hồi ấy. Một vốn học thức căn bản vững vàng, một vị trí làm việc thuận lợi cho một tầm nhìn xa rộng về thời cuộc, một tác phong sống gần với đời thường và hơn hết, Việt Phương có một cách suy nghĩ bằng trái tim. Làm chính trị mà suy nghĩ bằng trái tim thì phúc đức cho đời nhưng sẽ nhiều hệ lụy cho mình. Việt Phương, như tôi thấy, cũng đã trải qua những cung bậc ấy.
Việt Phương năm nay vào tuổi chín mươi (sinh 1928). Đã dăm năm nay, con người nói chuyện như có rượu ở trong lời ấy đã phải hạn chế thời gian tiếp bạn để tránh cơn trụy mạch. Anh vốn có nhịp tim đập chậm. Gần đây, yếu lắm, hai ngày một lần chạy thận nhân tạo, suy gan, suy tim. Hội nhà văn muốn đứng ra làm tặng người hội viên muộn mằn nhưng lại sớm có đóng góp thúc đẩy tiến trình văn chương một tuyển tập về thơ ông, lưu giữ những buồn vui, những nghĩ ngợi trăn trở, bức xúc trước cuộc đời của ông.
Thơ, chung cục, lại là nơi cho thấy rõ nhất cốt cách lẫn tầm vóc Việt Phương.
Việt Phương, tên khai sinh Trần Quang Huy, sinh tại Hà Nội, tham gia hoạt động cách mạng từ khi là học sinh trung học. Năm 1944, đang học ban tú tài trường Bưởi thì bị Pháp bắt. Pháp đổ, thì Nhật giam. Cách mạng thành công, ông gia nhập đoàn quân Nam tiến bảo vệ Nam Bộ. Năm 1949, khi đang làm việc tại Ban thanh vận Liên khu V, Việt Phương được nhà cách mạng Phạm Văn Đồng phát hiện và xin về làm trợ lý cho ông từ đấy cho đến khi tập thơ Cửa mở, bị thu hồi (1970).
Việt Phương nghiêm túc chấp hành quyết định thu hồi tập thơ nhưng xin được tranh luận bảo vệ nội dung thơ. Cuộc tranh luận đã không xảy ra. Cấp trên đồng ý để Việt Phương bảo lưu ý kiến. Năm đó, ông nói với chúng tôi, ông vẫn được chi bộ bầu là đảng viên bốn tốt, vấn đề Cửa mở được khoanh lại, chi bộ không tính đến. Các nhà chính trị và bạn đọc, bạn viết vẫn nguyên lòng quý mến, tin tưởng Việt Phương và càng về sau càng cảm phục cảm quan tiên phonng của ông nữa. Ông chuyển vị trí công tác có lẽ liên quan đến vài quan điểm đối ngoại mà tổ chức không muốn để ai đó suy diễn tới quan điểm của người đứng đầu chính phủ, ông Phạm Văn Đồng, thủ trưởng trực tiếp của ông. Ảnh hưởng Phạm Văn Đồng, tư duy, cảm xúc, cách sống thấm rất sâu trong đời Việt Phương và cũng có phần ngược lại, hẳn thế. Phạm Văn Đồng, trong cương vị thủ tướng, đã có mối quan tâm đặc biệt tới giới trí thức, ông hỗ trợ nhiều trí thức có quan điểm độc lập được tiếp tục hoàn thiện và xuất bản các công trình nghiên cứu của mình. Việt Phương là người thực thi các hỗ trợ đó. Và trong cuộc sống cụ thể hàng ngày thì chính Việt Phương mới có điều kiện để thầm lặng ghé vai san xẻ gánh nặng trầm luân cho họ. Trong tầm hiểu biết rất hạn hẹp của tôi, tôi có cảm giác thủ tướng và người bí thư của ông là một cặp đôi đồng tâm đồng chí rất tri kỷ, tri kỷ suốt cả đời người. Tôi đã để ý cái cách Việt Phương lắng nghe những điều trò chuyện của Phạm Văn Đồng với văn nghệ sỹ. Không chỉ ghi nhận nội dung trong nghĩa chữ, hình như ông còn nghe thấy cả những điều còn lặn trong ý nghĩ của thủ trưởng mình, chưa hiện ra trong lời. Đó là năng lực cảm nhận Việt Phương. Nhạy và thường chính xác. Trong chính trị xã hội hẳn năng lực ấy của Việt Phương đã thành những đóng góp ý nghĩa tới phép quản lý đất nước của thủ tướng. Trong văn chương năng lực ấy tạo nên điểm trội đầu tiên của chính thơ ông. Ấy là bản lĩnh trung thực, dám thấy những điều không muốn thấy, dám ghi nhận, dám trăn trở với những gì mà nhiều người, kể cả những đấng bậc đương thời, cứ mũ ni che tai cho thuận chèo mát mái cáí thân mình. Nội một câu thơ, trong Cửa mở, một thời thành tâm điểm bàn tán về sự táo bạo dám bình giá thất thiệt cho lãnh đạo:
Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao
Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao
Thật ra không phải thế. Cái đích của mạch thơ không ở đấy. Bài thơ viết năm 1969, sau ngày phi công Liêm Xô, Yuri Gagarin vượt được sức hút của trái đất, bay vào vũ trụ, tới 8 năm, và có thể sau cả ngày 20-7 cùng năm đó khi phi công Mỹ Neil Amstrong đặt chân lên mặt trăng. Có thể các sự kiện ấy là dữ kiện tạo nguyên liệu cho câu thơ trên và câu dưới là mạch tư duy khái quát vốn có của cảm hứng thơ. Người ta nghĩ ở một cương vị công tác như Việt Phương thì thấy lõm lồi bùn đất của đỉnh là tất yếu chứ và rồi duy diễn rộng xa. Nhưng nghĩ một chút, một chút thôi, thì đây là một trong những chân lý vĩnh cửu. Không có đỉnh cao vật chất nào không lồi lõm, không bụi bậm mà trong mạch ngữ pháp của thân xác câu thơ lại là một khẳng định theo hướng khác: ta đã từng trải, kể cả những từng trải thất thiệt nên ta càng tự tin. Tự tin như Việt Phương đã viết, cũng trong bài thơ đó: Ta có thể nói với quân thù những lời bình tĩnh / “Tất cả những gì xấu xa của tao là thuộc về mày / Tất cả những gì tốt đẹp của mày là thuộc về tao” Ở đây, nếu phê, thì phê cái thái quá tự tin của Việt Phương còn có lý hơn phê ông khủng hoảng niềm tin. Lại đến câu thơ mà nhiều người nhắc lên để giận dữ, lại có người nhắc tới để hể hả:
Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ
Hình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào
Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
Cả hai thái cực cảm xúc giận dữ hay hể hả đều không phải. Đều chưa đi hết Viết Phương. Chưa vào mạch chủ đề của bài thơ này, bài Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi. Các thầy lang mói đọc đến Phúc thống phục nhân sâm (đau bụng uống nhân sâm) đã kê đơn, bốc nhân sâm cho người bệnh mà không đọc tiếp ở trang sau tắc tử (thì chết). Hãy đọc tiếp Việt Phương ngay dưới câu thơ trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ, là lời bình luân: Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao. Ông coi đấy là sự ngờ nghệch và ngây thơ (đúng ra là ngây ngô). Ngây ngô vì thiếu hiểu biết. Nhưng đẹp, vẻ đẹp tinh thần: sự tin tưởng. Tin tưởng thành kính và mãnh liệt. Có điều đừng quá “yên tâm” mà kéo dài cái đẹp ngờ nghệch ấy. Thái độ dám nhìn hiện thực như nó vốn có của Việt Phương khi ấy là thể hiện của ý thức tự tin, là biểu hiện của tính biện chứng tìm vào bản chất các hiện tượng. Tiếc thay cách nhìn ấy chưa thành cách nhìn của tất cả. Khi chủ trương tuyên huấn: Nghe đài đọc báo của ta Không nghe đài địch ba hoa nói càn mà Việt Phương lại viết: Mở đài địch như mở toang cánh cửa Nghe nó chửi ta mà tin ở ngày mai. Việt Phương bị phê là điều dễ hiểu. Tầm nghĩ ấy chưa là tầm nghĩ phổ cập. Ngây thơ và ngờ nghệch, chưa đủ miễn dịch với luận điệu tuyên truyền của đối phương mà mở toang cánh cửa nghe đài địch rất dễ bị phơi nhiễm. Việt Phương bị phê. Phê nghiêm khắc nhưng thân ái. Không ai đao to búa lớn với ông. Người được giao nhiệm vụ viết bài then chốt cũng rất chừng mực hòa nhã. Có nhà văn còn cố ý tránh lên tiếng dù đã được yêu cầu. Việt Phương tiếp nhận chân thành, tỉnh táo. Chấp nhận lời phê nhưng xin bảo lưu ý kiến như bảo lưu một cách nhìn hiện thực. Có cảm giác như ông hiểu xa hơn những người phê ông về những thất thiệt có thể có do cơn say lý tưởng của Cửa mở gây nên. Thái độ hòa nhã nơi ông xuất phát từ nhận thức chứ không phải chỉ khuôn trong phép ứng xử. Sau này khi có quốc sách Đổi Mới, Cửa mở được tái bản nguyên văn, ông vẫn giữ thái độ nghiêm cẩn như lúc đang bị phê.
Việt Phương, trước lúc in Cửa mở, đã làm nhiều thơ, ông viết từ 1960, nhưng chưa đăng báo. Một câu tự hỏi làm ông ngần ngại: đã là thơ chưa những gì ông viết. Ông chơi với các nhà thơ tiền chiến, làm bạn vong niên với nhiều người viết trẻ như thêm những kênh xác định cái nên thơ, cái là thơ. Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Việt Phương mượn thơ giãi lòng mình. Từ những chi tiết sinh động trong cuộc sống thường ngày của Bác mà ông được chứng kiến, ông đã nhận ra tầm vóc người Cộng sản Hồ Chí Minh. Tình cảm chân thực, riêng tư và những suy nghĩ rất cá thể, có phần táo bạo của ông trong bài thơ Muôn vàn tình thương yêu trùm lên khắp quê hương đã cộng hưởng được với niềm xúc động lớn của lòng dân cả nước trong những ngày tang lễ ấy. Các nhà thơ đàn anh, có thành tựu từ thời Thơ Mới trước cách mạng và thường đọc thơ ông từ bản thảo, nồng nhiệt khích lệ ông xuất bản. Cửa mở ra đời. Giới làm thơ hy vọng Cửa mở sẽ mở thêm cho thơ những không gian riêng và một cách nhìn thẳng về những vấn đề cộm lên trong đời sống. Cửa mở bị phê phán, bị thu hồi. Nhưng tinh thần mở cửa của Việt Phương ở lại với lòng người như một gợi ý tỉnh thức, quả cảm và tự tin.
Cửa mở tái bản ngay sau Đổi mới (1989). Phải 20 năm nữa, Việt Phương mới đưa xuất bản Cửa đã mở (2008). Đúng hơn, người đứng ra xuất bản là một người ban, tiến sĩ Đức Vượng. Trong lời giới thiệu in ở đầu sách, ông Vượng viết; “Nay, nhân dịp mừng thọ Việt Phương 80 tuổi, chúng tôi tập hợp một số bài thơ của Anh in thành tập này. Nếu có điều gì sơ suất, mong anh Việt Phương và bạn đọc lượng thứ”. Như vậy Việt Phương vẫn viết nhưng không tính đến xuất bản, ông cũng khéo léo chưa vội gia nhập Hội nhà văn. Nhưng sau tập Cửa đã mở, thì ông lại liên tiếp xuất bản thơ, có năm đến hai tập như các năm 2009, 2013. Tính đến 2014, trong 7 năm ông đã có 10 tập thơ. Tập Cửa mở tái bản tới hai lần Và năm 2010, ở tuổi 82, ông đã gia nhập Hội nhà văn. Trong tập tuyển thâu tóm cả đời thơ tác giả này chúng tôi xin lấy trọn vẹn tập Cửa mở như một dấu ấn văn chương thời điểm ấy. Còn những tập sau, xin được gạn lại, tránh bớt những câu trùng lập, những bài còn như phác thảo. Quốc sách Đổi mới làm bùng nổ một cơn say làm thơ, say in thơ của cả nước, nhiều nhất là ở lứa tuổi đã hoàn thành nhiệm vụ cán bộ, bộ đội của mình. Những nhà thơ chuyên nghiệp cũng tung tẩy sức bút, mạnh dạn tìm cách nhìn mới, cách nghĩ mới, cách thể hiện mới. Cả nền thơ sầm uất, náo nhiệt. Nhưng ở tuổi Việt Phương, dù viết nhiều, ông không dễ thực hiện các buổi gặp gỡ bạn đọc, bạn viết. Vả lại trong không khí sầm uất rất ư là “phấn khởi tự hào” ấy của thơ, đã thấp thoáng những lo âu về chất lượng. Nhiều, cả nghìn tập mỗi năm, ai cũng có thể trở thành thi huynh thi hữu trong các câu lạc bộ thơ mở ra trên khắp nước. Nhưng hiệu sách lại từ chối bán thơ. Từ chối vì không bán được. Đông người làm thơ nhưng lại vắng người đọc thơ. Bạn đọc chí cốt của thơ rơi vào tình thế chết khát giữa biển. Phải vượt qua rất nhiều tập, rất nhiều chiêu thức quảng cáo, kể cả những bài phê bình rộng rãi lời khen… mới đến được tập ưng ý. Bất cập lớn nhất là về thầm định trong tất cả các khâu: xuất bản, phê bình, giải thưởng…Thơ chỉ còn nằm trong sự đón đợi của số độc giả thật sự quan tâm và có năng lực đánh giá. Rất, rất nhiều tập thơ ra đời và qua đời trong sự thờ ơ của người đọc. Nhưng đấy lại chính là chặng Việt Phương dồn nhiều tâm trí cho thơ, bộc lộ mình nhiều nhất trong thơ.
Việt Phương năm nay vào tuổi chín mươi (sinh 1928). Đã dăm năm nay, con người nói chuyện như có rượu ở trong lời ấy đã phải hạn chế thời gian tiếp bạn để tránh cơn trụy mạch. Anh vốn có nhịp tim đập chậm. Gần đây, yếu lắm, hai ngày một lần chạy thận nhân tạo, suy gan, suy tim. Hội nhà văn muốn đứng ra làm tặng người hội viên muộn mằn nhưng lại sớm có đóng góp thúc đẩy tiến trình văn chương một tuyển tập về thơ ông, lưu giữ những buồn vui, những nghĩ ngợi trăn trở, bức xúc trước cuộc đời của ông.
Thơ, chung cục, lại là nơi cho thấy rõ nhất cốt cách lẫn tầm vóc Việt Phương.
Việt Phương, tên khai sinh Trần Quang Huy, sinh tại Hà Nội, tham gia hoạt động cách mạng từ khi là học sinh trung học. Năm 1944, đang học ban tú tài trường Bưởi thì bị Pháp bắt. Pháp đổ, thì Nhật giam. Cách mạng thành công, ông gia nhập đoàn quân Nam tiến bảo vệ Nam Bộ. Năm 1949, khi đang làm việc tại Ban thanh vận Liên khu V, Việt Phương được nhà cách mạng Phạm Văn Đồng phát hiện và xin về làm trợ lý cho ông từ đấy cho đến khi tập thơ Cửa mở, bị thu hồi (1970).
Việt Phương nghiêm túc chấp hành quyết định thu hồi tập thơ nhưng xin được tranh luận bảo vệ nội dung thơ. Cuộc tranh luận đã không xảy ra. Cấp trên đồng ý để Việt Phương bảo lưu ý kiến. Năm đó, ông nói với chúng tôi, ông vẫn được chi bộ bầu là đảng viên bốn tốt, vấn đề Cửa mở được khoanh lại, chi bộ không tính đến. Các nhà chính trị và bạn đọc, bạn viết vẫn nguyên lòng quý mến, tin tưởng Việt Phương và càng về sau càng cảm phục cảm quan tiên phonng của ông nữa. Ông chuyển vị trí công tác có lẽ liên quan đến vài quan điểm đối ngoại mà tổ chức không muốn để ai đó suy diễn tới quan điểm của người đứng đầu chính phủ, ông Phạm Văn Đồng, thủ trưởng trực tiếp của ông. Ảnh hưởng Phạm Văn Đồng, tư duy, cảm xúc, cách sống thấm rất sâu trong đời Việt Phương và cũng có phần ngược lại, hẳn thế. Phạm Văn Đồng, trong cương vị thủ tướng, đã có mối quan tâm đặc biệt tới giới trí thức, ông hỗ trợ nhiều trí thức có quan điểm độc lập được tiếp tục hoàn thiện và xuất bản các công trình nghiên cứu của mình. Việt Phương là người thực thi các hỗ trợ đó. Và trong cuộc sống cụ thể hàng ngày thì chính Việt Phương mới có điều kiện để thầm lặng ghé vai san xẻ gánh nặng trầm luân cho họ. Trong tầm hiểu biết rất hạn hẹp của tôi, tôi có cảm giác thủ tướng và người bí thư của ông là một cặp đôi đồng tâm đồng chí rất tri kỷ, tri kỷ suốt cả đời người. Tôi đã để ý cái cách Việt Phương lắng nghe những điều trò chuyện của Phạm Văn Đồng với văn nghệ sỹ. Không chỉ ghi nhận nội dung trong nghĩa chữ, hình như ông còn nghe thấy cả những điều còn lặn trong ý nghĩ của thủ trưởng mình, chưa hiện ra trong lời. Đó là năng lực cảm nhận Việt Phương. Nhạy và thường chính xác. Trong chính trị xã hội hẳn năng lực ấy của Việt Phương đã thành những đóng góp ý nghĩa tới phép quản lý đất nước của thủ tướng. Trong văn chương năng lực ấy tạo nên điểm trội đầu tiên của chính thơ ông. Ấy là bản lĩnh trung thực, dám thấy những điều không muốn thấy, dám ghi nhận, dám trăn trở với những gì mà nhiều người, kể cả những đấng bậc đương thời, cứ mũ ni che tai cho thuận chèo mát mái cáí thân mình. Nội một câu thơ, trong Cửa mở, một thời thành tâm điểm bàn tán về sự táo bạo dám bình giá thất thiệt cho lãnh đạo:
Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao
Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao
Thật ra không phải thế. Cái đích của mạch thơ không ở đấy. Bài thơ viết năm 1969, sau ngày phi công Liêm Xô, Yuri Gagarin vượt được sức hút của trái đất, bay vào vũ trụ, tới 8 năm, và có thể sau cả ngày 20-7 cùng năm đó khi phi công Mỹ Neil Amstrong đặt chân lên mặt trăng. Có thể các sự kiện ấy là dữ kiện tạo nguyên liệu cho câu thơ trên và câu dưới là mạch tư duy khái quát vốn có của cảm hứng thơ. Người ta nghĩ ở một cương vị công tác như Việt Phương thì thấy lõm lồi bùn đất của đỉnh là tất yếu chứ và rồi duy diễn rộng xa. Nhưng nghĩ một chút, một chút thôi, thì đây là một trong những chân lý vĩnh cửu. Không có đỉnh cao vật chất nào không lồi lõm, không bụi bậm mà trong mạch ngữ pháp của thân xác câu thơ lại là một khẳng định theo hướng khác: ta đã từng trải, kể cả những từng trải thất thiệt nên ta càng tự tin. Tự tin như Việt Phương đã viết, cũng trong bài thơ đó: Ta có thể nói với quân thù những lời bình tĩnh / “Tất cả những gì xấu xa của tao là thuộc về mày / Tất cả những gì tốt đẹp của mày là thuộc về tao” Ở đây, nếu phê, thì phê cái thái quá tự tin của Việt Phương còn có lý hơn phê ông khủng hoảng niềm tin. Lại đến câu thơ mà nhiều người nhắc lên để giận dữ, lại có người nhắc tới để hể hả:
Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ
Hình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào
Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
Cả hai thái cực cảm xúc giận dữ hay hể hả đều không phải. Đều chưa đi hết Viết Phương. Chưa vào mạch chủ đề của bài thơ này, bài Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi. Các thầy lang mói đọc đến Phúc thống phục nhân sâm (đau bụng uống nhân sâm) đã kê đơn, bốc nhân sâm cho người bệnh mà không đọc tiếp ở trang sau tắc tử (thì chết). Hãy đọc tiếp Việt Phương ngay dưới câu thơ trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ, là lời bình luân: Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao. Ông coi đấy là sự ngờ nghệch và ngây thơ (đúng ra là ngây ngô). Ngây ngô vì thiếu hiểu biết. Nhưng đẹp, vẻ đẹp tinh thần: sự tin tưởng. Tin tưởng thành kính và mãnh liệt. Có điều đừng quá “yên tâm” mà kéo dài cái đẹp ngờ nghệch ấy. Thái độ dám nhìn hiện thực như nó vốn có của Việt Phương khi ấy là thể hiện của ý thức tự tin, là biểu hiện của tính biện chứng tìm vào bản chất các hiện tượng. Tiếc thay cách nhìn ấy chưa thành cách nhìn của tất cả. Khi chủ trương tuyên huấn: Nghe đài đọc báo của ta Không nghe đài địch ba hoa nói càn mà Việt Phương lại viết: Mở đài địch như mở toang cánh cửa Nghe nó chửi ta mà tin ở ngày mai. Việt Phương bị phê là điều dễ hiểu. Tầm nghĩ ấy chưa là tầm nghĩ phổ cập. Ngây thơ và ngờ nghệch, chưa đủ miễn dịch với luận điệu tuyên truyền của đối phương mà mở toang cánh cửa nghe đài địch rất dễ bị phơi nhiễm. Việt Phương bị phê. Phê nghiêm khắc nhưng thân ái. Không ai đao to búa lớn với ông. Người được giao nhiệm vụ viết bài then chốt cũng rất chừng mực hòa nhã. Có nhà văn còn cố ý tránh lên tiếng dù đã được yêu cầu. Việt Phương tiếp nhận chân thành, tỉnh táo. Chấp nhận lời phê nhưng xin bảo lưu ý kiến như bảo lưu một cách nhìn hiện thực. Có cảm giác như ông hiểu xa hơn những người phê ông về những thất thiệt có thể có do cơn say lý tưởng của Cửa mở gây nên. Thái độ hòa nhã nơi ông xuất phát từ nhận thức chứ không phải chỉ khuôn trong phép ứng xử. Sau này khi có quốc sách Đổi Mới, Cửa mở được tái bản nguyên văn, ông vẫn giữ thái độ nghiêm cẩn như lúc đang bị phê.
Việt Phương, trước lúc in Cửa mở, đã làm nhiều thơ, ông viết từ 1960, nhưng chưa đăng báo. Một câu tự hỏi làm ông ngần ngại: đã là thơ chưa những gì ông viết. Ông chơi với các nhà thơ tiền chiến, làm bạn vong niên với nhiều người viết trẻ như thêm những kênh xác định cái nên thơ, cái là thơ. Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Việt Phương mượn thơ giãi lòng mình. Từ những chi tiết sinh động trong cuộc sống thường ngày của Bác mà ông được chứng kiến, ông đã nhận ra tầm vóc người Cộng sản Hồ Chí Minh. Tình cảm chân thực, riêng tư và những suy nghĩ rất cá thể, có phần táo bạo của ông trong bài thơ Muôn vàn tình thương yêu trùm lên khắp quê hương đã cộng hưởng được với niềm xúc động lớn của lòng dân cả nước trong những ngày tang lễ ấy. Các nhà thơ đàn anh, có thành tựu từ thời Thơ Mới trước cách mạng và thường đọc thơ ông từ bản thảo, nồng nhiệt khích lệ ông xuất bản. Cửa mở ra đời. Giới làm thơ hy vọng Cửa mở sẽ mở thêm cho thơ những không gian riêng và một cách nhìn thẳng về những vấn đề cộm lên trong đời sống. Cửa mở bị phê phán, bị thu hồi. Nhưng tinh thần mở cửa của Việt Phương ở lại với lòng người như một gợi ý tỉnh thức, quả cảm và tự tin.
Cửa mở tái bản ngay sau Đổi mới (1989). Phải 20 năm nữa, Việt Phương mới đưa xuất bản Cửa đã mở (2008). Đúng hơn, người đứng ra xuất bản là một người ban, tiến sĩ Đức Vượng. Trong lời giới thiệu in ở đầu sách, ông Vượng viết; “Nay, nhân dịp mừng thọ Việt Phương 80 tuổi, chúng tôi tập hợp một số bài thơ của Anh in thành tập này. Nếu có điều gì sơ suất, mong anh Việt Phương và bạn đọc lượng thứ”. Như vậy Việt Phương vẫn viết nhưng không tính đến xuất bản, ông cũng khéo léo chưa vội gia nhập Hội nhà văn. Nhưng sau tập Cửa đã mở, thì ông lại liên tiếp xuất bản thơ, có năm đến hai tập như các năm 2009, 2013. Tính đến 2014, trong 7 năm ông đã có 10 tập thơ. Tập Cửa mở tái bản tới hai lần Và năm 2010, ở tuổi 82, ông đã gia nhập Hội nhà văn. Trong tập tuyển thâu tóm cả đời thơ tác giả này chúng tôi xin lấy trọn vẹn tập Cửa mở như một dấu ấn văn chương thời điểm ấy. Còn những tập sau, xin được gạn lại, tránh bớt những câu trùng lập, những bài còn như phác thảo. Quốc sách Đổi mới làm bùng nổ một cơn say làm thơ, say in thơ của cả nước, nhiều nhất là ở lứa tuổi đã hoàn thành nhiệm vụ cán bộ, bộ đội của mình. Những nhà thơ chuyên nghiệp cũng tung tẩy sức bút, mạnh dạn tìm cách nhìn mới, cách nghĩ mới, cách thể hiện mới. Cả nền thơ sầm uất, náo nhiệt. Nhưng ở tuổi Việt Phương, dù viết nhiều, ông không dễ thực hiện các buổi gặp gỡ bạn đọc, bạn viết. Vả lại trong không khí sầm uất rất ư là “phấn khởi tự hào” ấy của thơ, đã thấp thoáng những lo âu về chất lượng. Nhiều, cả nghìn tập mỗi năm, ai cũng có thể trở thành thi huynh thi hữu trong các câu lạc bộ thơ mở ra trên khắp nước. Nhưng hiệu sách lại từ chối bán thơ. Từ chối vì không bán được. Đông người làm thơ nhưng lại vắng người đọc thơ. Bạn đọc chí cốt của thơ rơi vào tình thế chết khát giữa biển. Phải vượt qua rất nhiều tập, rất nhiều chiêu thức quảng cáo, kể cả những bài phê bình rộng rãi lời khen… mới đến được tập ưng ý. Bất cập lớn nhất là về thầm định trong tất cả các khâu: xuất bản, phê bình, giải thưởng…Thơ chỉ còn nằm trong sự đón đợi của số độc giả thật sự quan tâm và có năng lực đánh giá. Rất, rất nhiều tập thơ ra đời và qua đời trong sự thờ ơ của người đọc. Nhưng đấy lại chính là chặng Việt Phương dồn nhiều tâm trí cho thơ, bộc lộ mình nhiều nhất trong thơ.
Việt Phương quan niệm: Thơ là kết tinh sáng tạo của tình yêu sự sống và con người thề hiện bằng ngôn ngữ mà hay và đẹp nhất là hồn nhiên và giản dị (1) Nghĩa là vì yêu đời yêu người mà làm thơ. Nhưng tình yêu ấy ở Viêt Phương lại có sức nặng của trí tuệ, của chiêm nghiệm. Trừ một số bài ở chặng viết khởi hành, những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ XX, khi Miền Bắc bước vào kế hoặch 5 năm lần thứ nhất, khi toàn dân vừa qua cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, tràn trề hy vọng, tự tin, đang hào hứng xắn tay thực hiện kế hoặch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lúc Tố Hữu Chào 61 đỉnh cao muôn trượng thì cây bút trẻ Việt Phương cũng tràn đầy xúc cảm theo thế thuận, nhìn vào đâu cũng thấy tình người, tình anh em, tình đồng đội, khát vọng cháy bỏng nhất là khát vọng được cống hiến: Cứ đêm đêm ta lại xét kết nạp ta vào Đảng / Thời gian nâng đòi hỏi mãi cao thêm / Đến trọn đời từng giờ là cộng sản / Những nỗi đau ta cũng sáng búa liềm. Đây là cảm xúc phổ cập của thơ ca Miền Bắc hồi ấy. Có thể còn đơn giản nhưng quả là nó đã cộng hưởng được với tình cảm của toàn dân. Tình cảm này khá đậm trong tập Cửa mở. Phần còn lại, những bài viết khi cuộc chiến chống Mỹ bùng nổ trên cả hai miền, khi trong phe Cộng sản bộc lộ những quan điểm khác nhau khi nhận diện bạn và thù, khi trong đời sống thường ngày của bà con ta bộc lộ nhiều hiện tượng gọi là “tiêu cực”. Thơ Việt Phương không lạc quan nhẹ nhõm như trước mà trầm lại, trĩu nặng những suy nghĩ, những đấu tranh tự vượt. Tỉnh ngộ và vỡ lẽ ra nhiều điều. Nhiều chùm bóng yêu tin sặc sỡ sắc màu mới đó còn tưng bừng bay như vào hội, giờ đây lần lượt nổ vỡ, hoặc hết hơi. Nhưng đấy là chỗ để trí tuệ vượt lên, để nhận thức dẫn đường, để biết được trời còn xanh hơn cả trời xanh. Việt Phương viết như tự thú:
Năm xưa ta vô tình tô đẹp cuộc đời để mà tin
Nay ta càng thêm tin mà không cần tô gì nữa cả
Quen thuộc rồi mọi bất ngờ kỳ lạ
Ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn
Từ đấy cho đến bây giờ thơ Việt Phương luôn vận động trên hướng tư tưởng ấy, trả giá đau để học nhìn đúng. Lứa thanh niên chúng tôi khi ấy, ít hơn Việt Phương mươi tuổi, hầu hết đã nghe quở: cậu nói thế đúng nhưng không có lợi. Nghĩa là giữa cái đúng và cái có lợi thì chọn cái có lợi. Ban đầu là lợi cho ta (đối diện với địch) rồi chuyển hóa (tự lúc nào) đến lợi cho mình (đối diện với người khác) chỉ là một bước nhỏ. Nhưng kết cục sẽ là một sụp đổ lớn. Việt Phương dứt khoát ngay tự chỗ bắt đầu. Dám trả giá, dù giá đau để tìm cái đúng. Việt Phương trong Cửa mở: Mọi bất ngờ đều có thể xảy ra nên không còn là bất ngờ nữa. Cái bất ngờ rắn độc mai phục giữa vườn hoa không còn làm anh sợ, nơi anh sợ là rắn nằm mai phục giữa lòng ta. Đấy là chỗ Việt Phương tự nối dài truy kích cái ác. Biết rắn mai phục giữa vườn hoa thì giữ lành được cho mình (tránh được cái ác) Còn cảnh giác với rắn mai phục giữa lòng mình thì không chỉ là tránh cái ác mà là hoàn thiện mình, giữ lành cho người khác. Tôi nghĩ câu thơ ấy là ranh giới hai chặng ý thức của con người. Việt Phương giàu quan sát, lặn một hơi vào đời sống thường ngày để quan sát. Lại là người cả nghĩ, có kinh nghiệm tự đối thoại để bóc ra chân lý. Thơ Việt Phương do vậy hay tìm đến những bạn đọc ham nghĩ ngợi ham chiêm nghiệm, ham bản lĩnh đối mặt với cái chống lại mình. Việt Phương chắc hẳn nhiều phen phải chấp nhận những bàn thua. Từng trả giá đau kia mà . Tôi nhớ một lần, khi đã thực thi quốc sách Đổi mới được dăm năm, Việt Phương đến nói chuyện với anh chị em viết văn, ông đặt chiếc ví lên bàn và nói: Hôm nay tôi đến đây để nói chuyện kinh tế với các bạn nhưng cái ví này lại lép. Cả đời làm kinh tế nhưng khi xây nhà thì lại nhờ tiền của con. Tôi là nhà kinh tế thất bại. Đọc thơ Việt Phương tôi có thấy những mảnh đau buồn khi ông chạm xa chạm gần vào những thất bại ấy. Có điều ít thấy, hình như không bao giờ, ông xuôi tay. Nếu nỗi buồn là học phí thì sau nỗi buồn ấy ông lại giàu thêm nghị lực giàu thêm sự khôn ngoan. Việt Phương, như lời bộc lộ, thích thơ hồn nhiên và giản dị. Ông đã giản dị trong diễn đạt thơ và cả trong sinh hoạt thường ngày. Nhưng sự hồn nhiên trong thơ thì ông luôn phải rèn luyện. Nói có vẻ nghịch lý. Đã hồn nhiên lại rèn luyện thì còn đâu hồn nhiên. Tôi có cảm giác ở Việt Phương rất ít hồn nhiên bản năng, thứ hồn nhiên thật sự là hồn nhiên, tự có và trời cho. Ông là người quen lao động tư duy, mọi hành động đều qua ý thức. Ông ý thức như một bản năng và bản năng ông, phần lớn, do ý thức tạo nên. Đây là một ưu thế của trí tuệ cũng là một trở ngại cho thơ. Tôi chắc Việt Phương tự biết. Biết từ lâu rồi. Ông rất có ý thức rèn mình để có xúc cảm hồn nhiên ngay từ chặng thơ đầu. Nhiều khi ông thành công. Câu thơ thấm thía mà sâu lắm. Luận về cái sự làm thơ của mình, ông “hồn nhiên”:
Thơ làm như thế là nhanh
Thơ làm đến thế tanh bành cả thơ
Tân hậu hiện đại bơ phờ
Bỏ đại tự sự theo nhờ vô vi
Hồn nhiên, chữ đến như do vần gọi vào, tanh bành cả thơ (từ câu trích 1 sang câu trích 2). Nhưng đến câu trích 3 và 4, thì là hồn nhiên diễu một hành động có ý thức của mình và khi lại tự ý thức được cái giọng tự diễu ấy thì là chạm vào xót xa rồi, theo nhờ vô vi, nói nhẹ như không nhưng tình thế văn chương như thế cũng là thảm. Thảm là cái tình cái thế nhưng con người, ở đây là Việt Phương, thì lại đang sung sức Một mình ông đóng cả ba vai chèo. Là mình, là người diễu mình rồi lại là người thương mình, thương cái thời của thơ và cái thế của mình. Đọc Việt Phương, tôi hay phải sững lại sau những câu thơ, nhưng lại ít hơn được sững lại với toàn bài. Có lẽ do Việt Phương hay xây dựng bài từ chủ đề hơn là từ đề tài. Viết theo đề tài có cái lợi là tạo cho người đọc nhập vào không gian vật chất của bài thơ, không gian ấy dễ chạm vào giác quan. Còn viết theo chủ đề, mỗi mạch thơ như một luồng sáng rọi hội tụ vào nhau mà nên bài. Người đọc nhập vào không gian tư tưởng. không gian này trừu tượng, nó không chạm vào giác quan. Có lẽ vì thế Việt Phương hay nhồi giác quan vào thân xác của câu chứ không phải vào tứ của toàn bài. Người ta có thể đổi chỗ câu thơ ông từ bài này sang bài khác. Những câu hay độc lập của Viêt Phương có thể nhặt ra hàng vốc. Nhưng kết cấu bài, lập tứ bài thì chưa phong phú. Ngay cả cách đặt tên bài, ông cũng tự nhốt mình trong một chữ, tự làm thiệt đi sức gợi và lượng thông tin, vốn là những yếu tố giúp người đọc nhập nhanh vào bài thơ.
Ở tuổi ông mà viết nhanh đến thế, dù có tanh bành cả thơ thì cũng quý lắm. Mà ông nói thế, chứ đâu có tanh bành. Dễ dãi, trùng chập thì có, có ít nhiều. Nhưng bù lại giọng thơ lại hồn nhiên hơn, tung tẩy hơn. Ý thơ do vậy cũng bớt đi những lập luận tư biện. Đặc biệt có những câu thơ như một nâng cấp đột biến:
Cỏ dọc đường trần kiên nhẫn sống
Câu thơ ấy là hiện thực, cỏ trên mặt đất. Nhưng nó cũng là tình, là ý tưởng, là triết học, mà trên hết là thân phận. Cái thân phận như cỏ dọc đường đi, như cát dưới chân người, lay lứt, bơ vơ, lầm lũi, nhưng kiên nhẫn, khiêm nhường bám lấy sự sống. Nếu chỉ viết đến đấy, mượn cỏ mượn cát để ngụ ngôn chuyện đời thì bài thơ mới chỉ tác động vào trí, vào suy tưởng. Nhưng ở đây còn có thân phận, kiên nhẫn sống. Tiếng reo lúc chung cục Cửa đã mở rồi và chung cục ấy có khởi thủy: từ cửa mở làm vỡ lẽ câu chuyện:
Một giọt tin yêu thả vào đời
Rụt rè tha thiết gửi xa xôi
Lầm lũi trong sương tìm nhặt nắng
Bơ vơ đông đảo giữa ngàn khơi
Cỏ dọc đường trần kiên nhẫn sống
Khiêm cung hạt cát dưới chân người
Cửa đã mở rồi từ cửa mở
Sáng một niềm lan đến cuối trời
Bài thơ có tám câu mà có tên tới tám tập thơ của Việt Phương, 8/10, vô tình hay dụng tâm ký thác. Xét vào mạch thơ thì cửa mở chả liên quan gì đến cỏ và cát. Nhưng Cửa đã mở và Cửa mở lại làm ta nhận ra có Việt Phương ở đấy. Chiếu lên hai câu thơ đầu thấy rõ hơn trong mạch trữ tình kín đáo: nông nỗi Việt Phương, do chính tác giả, lần đầu tiên, tự bạch. Bài thơ ghi nhận bước phát triển của bút pháp Việt Phương, chuyển không gian tư tưởng sang không gian cảm xúc khi cái tôi của ông có mặt nhiều hơn, thay cho cái ta thích lý sự, ngại bộc lộ tâm tình.
Năm xưa ta vô tình tô đẹp cuộc đời để mà tin
Nay ta càng thêm tin mà không cần tô gì nữa cả
Quen thuộc rồi mọi bất ngờ kỳ lạ
Ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn
Từ đấy cho đến bây giờ thơ Việt Phương luôn vận động trên hướng tư tưởng ấy, trả giá đau để học nhìn đúng. Lứa thanh niên chúng tôi khi ấy, ít hơn Việt Phương mươi tuổi, hầu hết đã nghe quở: cậu nói thế đúng nhưng không có lợi. Nghĩa là giữa cái đúng và cái có lợi thì chọn cái có lợi. Ban đầu là lợi cho ta (đối diện với địch) rồi chuyển hóa (tự lúc nào) đến lợi cho mình (đối diện với người khác) chỉ là một bước nhỏ. Nhưng kết cục sẽ là một sụp đổ lớn. Việt Phương dứt khoát ngay tự chỗ bắt đầu. Dám trả giá, dù giá đau để tìm cái đúng. Việt Phương trong Cửa mở: Mọi bất ngờ đều có thể xảy ra nên không còn là bất ngờ nữa. Cái bất ngờ rắn độc mai phục giữa vườn hoa không còn làm anh sợ, nơi anh sợ là rắn nằm mai phục giữa lòng ta. Đấy là chỗ Việt Phương tự nối dài truy kích cái ác. Biết rắn mai phục giữa vườn hoa thì giữ lành được cho mình (tránh được cái ác) Còn cảnh giác với rắn mai phục giữa lòng mình thì không chỉ là tránh cái ác mà là hoàn thiện mình, giữ lành cho người khác. Tôi nghĩ câu thơ ấy là ranh giới hai chặng ý thức của con người. Việt Phương giàu quan sát, lặn một hơi vào đời sống thường ngày để quan sát. Lại là người cả nghĩ, có kinh nghiệm tự đối thoại để bóc ra chân lý. Thơ Việt Phương do vậy hay tìm đến những bạn đọc ham nghĩ ngợi ham chiêm nghiệm, ham bản lĩnh đối mặt với cái chống lại mình. Việt Phương chắc hẳn nhiều phen phải chấp nhận những bàn thua. Từng trả giá đau kia mà . Tôi nhớ một lần, khi đã thực thi quốc sách Đổi mới được dăm năm, Việt Phương đến nói chuyện với anh chị em viết văn, ông đặt chiếc ví lên bàn và nói: Hôm nay tôi đến đây để nói chuyện kinh tế với các bạn nhưng cái ví này lại lép. Cả đời làm kinh tế nhưng khi xây nhà thì lại nhờ tiền của con. Tôi là nhà kinh tế thất bại. Đọc thơ Việt Phương tôi có thấy những mảnh đau buồn khi ông chạm xa chạm gần vào những thất bại ấy. Có điều ít thấy, hình như không bao giờ, ông xuôi tay. Nếu nỗi buồn là học phí thì sau nỗi buồn ấy ông lại giàu thêm nghị lực giàu thêm sự khôn ngoan. Việt Phương, như lời bộc lộ, thích thơ hồn nhiên và giản dị. Ông đã giản dị trong diễn đạt thơ và cả trong sinh hoạt thường ngày. Nhưng sự hồn nhiên trong thơ thì ông luôn phải rèn luyện. Nói có vẻ nghịch lý. Đã hồn nhiên lại rèn luyện thì còn đâu hồn nhiên. Tôi có cảm giác ở Việt Phương rất ít hồn nhiên bản năng, thứ hồn nhiên thật sự là hồn nhiên, tự có và trời cho. Ông là người quen lao động tư duy, mọi hành động đều qua ý thức. Ông ý thức như một bản năng và bản năng ông, phần lớn, do ý thức tạo nên. Đây là một ưu thế của trí tuệ cũng là một trở ngại cho thơ. Tôi chắc Việt Phương tự biết. Biết từ lâu rồi. Ông rất có ý thức rèn mình để có xúc cảm hồn nhiên ngay từ chặng thơ đầu. Nhiều khi ông thành công. Câu thơ thấm thía mà sâu lắm. Luận về cái sự làm thơ của mình, ông “hồn nhiên”:
Thơ làm như thế là nhanh
Thơ làm đến thế tanh bành cả thơ
Tân hậu hiện đại bơ phờ
Bỏ đại tự sự theo nhờ vô vi
Hồn nhiên, chữ đến như do vần gọi vào, tanh bành cả thơ (từ câu trích 1 sang câu trích 2). Nhưng đến câu trích 3 và 4, thì là hồn nhiên diễu một hành động có ý thức của mình và khi lại tự ý thức được cái giọng tự diễu ấy thì là chạm vào xót xa rồi, theo nhờ vô vi, nói nhẹ như không nhưng tình thế văn chương như thế cũng là thảm. Thảm là cái tình cái thế nhưng con người, ở đây là Việt Phương, thì lại đang sung sức Một mình ông đóng cả ba vai chèo. Là mình, là người diễu mình rồi lại là người thương mình, thương cái thời của thơ và cái thế của mình. Đọc Việt Phương, tôi hay phải sững lại sau những câu thơ, nhưng lại ít hơn được sững lại với toàn bài. Có lẽ do Việt Phương hay xây dựng bài từ chủ đề hơn là từ đề tài. Viết theo đề tài có cái lợi là tạo cho người đọc nhập vào không gian vật chất của bài thơ, không gian ấy dễ chạm vào giác quan. Còn viết theo chủ đề, mỗi mạch thơ như một luồng sáng rọi hội tụ vào nhau mà nên bài. Người đọc nhập vào không gian tư tưởng. không gian này trừu tượng, nó không chạm vào giác quan. Có lẽ vì thế Việt Phương hay nhồi giác quan vào thân xác của câu chứ không phải vào tứ của toàn bài. Người ta có thể đổi chỗ câu thơ ông từ bài này sang bài khác. Những câu hay độc lập của Viêt Phương có thể nhặt ra hàng vốc. Nhưng kết cấu bài, lập tứ bài thì chưa phong phú. Ngay cả cách đặt tên bài, ông cũng tự nhốt mình trong một chữ, tự làm thiệt đi sức gợi và lượng thông tin, vốn là những yếu tố giúp người đọc nhập nhanh vào bài thơ.
Ở tuổi ông mà viết nhanh đến thế, dù có tanh bành cả thơ thì cũng quý lắm. Mà ông nói thế, chứ đâu có tanh bành. Dễ dãi, trùng chập thì có, có ít nhiều. Nhưng bù lại giọng thơ lại hồn nhiên hơn, tung tẩy hơn. Ý thơ do vậy cũng bớt đi những lập luận tư biện. Đặc biệt có những câu thơ như một nâng cấp đột biến:
Cỏ dọc đường trần kiên nhẫn sống
Câu thơ ấy là hiện thực, cỏ trên mặt đất. Nhưng nó cũng là tình, là ý tưởng, là triết học, mà trên hết là thân phận. Cái thân phận như cỏ dọc đường đi, như cát dưới chân người, lay lứt, bơ vơ, lầm lũi, nhưng kiên nhẫn, khiêm nhường bám lấy sự sống. Nếu chỉ viết đến đấy, mượn cỏ mượn cát để ngụ ngôn chuyện đời thì bài thơ mới chỉ tác động vào trí, vào suy tưởng. Nhưng ở đây còn có thân phận, kiên nhẫn sống. Tiếng reo lúc chung cục Cửa đã mở rồi và chung cục ấy có khởi thủy: từ cửa mở làm vỡ lẽ câu chuyện:
Một giọt tin yêu thả vào đời
Rụt rè tha thiết gửi xa xôi
Lầm lũi trong sương tìm nhặt nắng
Bơ vơ đông đảo giữa ngàn khơi
Cỏ dọc đường trần kiên nhẫn sống
Khiêm cung hạt cát dưới chân người
Cửa đã mở rồi từ cửa mở
Sáng một niềm lan đến cuối trời
Bài thơ có tám câu mà có tên tới tám tập thơ của Việt Phương, 8/10, vô tình hay dụng tâm ký thác. Xét vào mạch thơ thì cửa mở chả liên quan gì đến cỏ và cát. Nhưng Cửa đã mở và Cửa mở lại làm ta nhận ra có Việt Phương ở đấy. Chiếu lên hai câu thơ đầu thấy rõ hơn trong mạch trữ tình kín đáo: nông nỗi Việt Phương, do chính tác giả, lần đầu tiên, tự bạch. Bài thơ ghi nhận bước phát triển của bút pháp Việt Phương, chuyển không gian tư tưởng sang không gian cảm xúc khi cái tôi của ông có mặt nhiều hơn, thay cho cái ta thích lý sự, ngại bộc lộ tâm tình.
Hà Nội, 17-3-2017
Góp ý(0)
Thêm góp ý