-
VỀ LỘC NINH NHỚ ĐỢT HÀNH QUÂN MÙA KHÔ 1978
(01/01/2017 22:01:37)
-
...…Vượt qua sông Te, tiếp tục hành tiến về Thị xã Kratie trên những cánh rừng khộp, rừng le, đi miệt mài ngày đêm thiếu ngơi nghỉ. Karatie ( Krong Karacheh) là thị trấn nằm phía đông đông bắc sông Mêkong Khoảng giữa Kam pongcham với krong Stung Treng nằm trên trục lộ 7 cách biên giới Việt Nam , Từ Hoa Lư - Lộc Ninh lên khoảng 98km (Nguyễn Đồng Bằng- Đội phẫu thuật E174)
HOP MẶT NGÀY TRUYỀN THỐNG 67 NĂM THÀNH LẬP TRUNG ĐOÀN 19/8/1949 - 19/8/2016 Ban Liên Lạc E174 và Ban Liên lạc E24: Từ trái qua: Nguyễn Đồng Bằng-Trần Thế Tuyển-Bùi Quang Thọ- Nguyễn Quang Khải |
Cuối tháng 12/1978. Cả trung đoàn chuyển quân lật cánh từ Tây Ninh về Lộc Ninh. Những chiếc xe GMC chở quân đầy bụi đường, Những người lính trên xe cũng một màu bụi đỏ. Như một sự trùng hợp lạ kỳ, vừa viết được hai dòng bỗng dưng bài hát “ Trong miền ký ức” của nhạc sỹ Phú Quang do ca sỹ Thanh Lam trình bày như sự linh thiêng dịu êm nhẹ nhàng ru lòng người nhớ về thời gian khổ:
Tác giả Nguyễn Đồng Bằng Quản trị website cuuchienbinhe174.com |
“ Mất rồi, con đường bụi đỏ
Mất rồi, những chuyến xe đông
Nắng dần chạy vào đôi hàng lá thẫm
Mất rồi, anh ở đâu
Con đường ngong ngóng
Em ngu ngơ giữa chợ người.
Xa xa, trong miền ký ức
Có lẽ một dòng sông
Xa xa, đôi bờ dốc nắng
Mênh mang một chiều đông
Một nóc nhà thờ
Và gió
Xa lắm rồi
Xin đừng gặp lại
Em về bụi đỏ tìm ai....”
Mất rồi, những chuyến xe đông
Nắng dần chạy vào đôi hàng lá thẫm
Mất rồi, anh ở đâu
Con đường ngong ngóng
Em ngu ngơ giữa chợ người.
Xa xa, trong miền ký ức
Có lẽ một dòng sông
Xa xa, đôi bờ dốc nắng
Mênh mang một chiều đông
Một nóc nhà thờ
Và gió
Xa lắm rồi
Xin đừng gặp lại
Em về bụi đỏ tìm ai....”
….
Đêm đổ quân xuống cánh rừng cách làng 10 Lộc Ninh khoảng 17km. Xuống khỏi xe, những người lính sốc lại ba lô, xúng đạn và bao tượng gạo hành quân tiếp khoảng 3km đến cánh rừng phần lớn là những cây gai và cây buông.
Đội phẫu thuật được bố trí ven bìa rừng, phía trước là trảng nhỏ trống, cỏ cây khô cằn, sơ xác. C22 ( Vận Tải ) được điều tới đào hầm phẫu thuật dựng cọc và đặt chiếc cáng lên trên làm bàn mổ, gọi là hầm mổ xong thực ra chì là một cái hố được đào sâu chừng 1m rộng 2,5 m và dài khoảng 3m. Máy phát điện quay tay ( Maniven) được y tá Chi cột chắc chắn vào một thân cây dầu cạnh hầm mổ đây điện kéo vào tận nơi đặt chiếc cáng làm bàn mổ, chiếc đèn phẫu thuật cầm tay được mở thử sáng màu vàng đục.
Mấy anh em y sỹ, y tá cũng tranh thủ đào hào cá nhân nối với hầm mổ. Trung sỹ y tá Dần quê Thanh Hóa được phân công là y tá dụng cụ phẫu thuật chuẩn bị khử trùng bộ trung phẫu sẵn sàng phục vụ thương binh nếu có chiến đấu.
Xong mọi công việc cần thiết. Liên lạc trung đoàn xuống báo lên họp nhận kế hoạch tác chiến ngày mai.
5 giờ sáng, anh nuôi chuẩn bị xong cơm vắt ( Cơm nắm) và các bình tông nước đã đầy đủ, Tất cả sẵn sàng xuất phát.
Cả trung đoàn hành quân, mới 6 giờ sáng cái nắng đã hầm hập. Các đơn vị bộ binh đã xuất phát trước theo các tuyến khác nhau. Mặc dù vẫn còn trên địa bàn Lộc Ninh nhưng mọi chiến sỹ đều phải tuân theo đúng quy định không được bước ra khỏi bàn chân của người đi trước vì Polpot trước đây đã cho quân cài mìn chống tăng và mìn sát thương các loại.
Mỏm Cheo Reo lúc 13 giờ như cái chảo nhiệt, nóng kinh khủng. Nơi đây là vùng rừng chỉ có cây gai thưa thớt, thỉnh thoảng vài cây buông ( một loại cùng họ cọ ) và một loại cây dây leo, đất là thứ pha cát, có lẽ do điều kiện địa lý nên tình trạng đất gần giống như bắt đầu bị sa mạc hóa.
Đoàn quân tạm dừng chờ tối xuất phát.
Hết nước uống. Mọi người nhìn nhau. Mấy trinh sát đi qua về phía ban chỉ huy Trung đoàn. Lính quân y hỏi : Gần đây có nước không ?, sông suối gì có không ?. Chỉ nhận được cái lắc đầu trong im lặng.
Lính bắt đầu tản ra kiếm bụi cây để trốn nắng, dưới gốc cây buông có mấy tàu lá như lá cọ nhưng cằn cỗi lá to nhất chỉ gần bằng cây dù đã có gần chục người lính ngồi và di chuyển theo sự di chuyển của bóng cây. 14 giờ truyền đạt trung đoàn xuống báo: các đơn vị tạm dừng chân tại chỗ, sư đoàn đang cho vận chuyển nước tới, yêu cầu mọi người phải sử dụng thật tiết kiệm, không được tạo khói, có thể đào hố và ngồi trong đó để mát cho cơ thể.
16 giờ : Một đoàn bộ đội áo ướt mồ hôi không trang bị vũ khí, sau lưng là những cái ba lô khá xẹp, hỏi ra là đoàn vận tải nước lên.
Đội phẫu được 6 chiếc ba lô nước tiếp tế, gọi là ba lô nước nhưng thực tế mỗi chiếc chỉ khoảng 6 đến 8 lit, nước được bỏ trong túi ni lon rồi bỏ trong ba lô để vận tải lên, hỏi lính vận tải nước sao ít thế thì được biết mỗi chiếc túi lót trong ba lô chứa đầy chỉ được 14-16 lit, hành quân mang nước lên tiếp tế phải đi quãng đường rừng gần 18 km có ba lô bị gai cây rừng chọc thủng nước chảy mất, một phần lính vận tải cũng quá khát vì hành quân dưới cái nắng gay gắt cũng lấy ra để uống.
Ít cũng sung sướng hơn là chết khát thèm nước.
20 giờ : Lệnh hàng quân tiếp tục. Đêm dù còn nóng nhưng cũng dễ chịu hơn ban ngày rất nhiều.
Ngày 27/12/1978 Trung đoàn được lệnh tiến đánh giải phóng thị xã Thị xã Karatie, một đêm tĩnh mịch, lính công binh giăng một sợi dây thừng từ bên này qua bên kia sông Te, những người lính mặc quần ngắn ba lô quần áo được bỏ trong cái bao nylon đặt trên bao là cây súng, 1 tay nắm sợi dây theo ánh đèn pin bên kia báo hiệu lần lượt qua vượt qua sông. Nước sông vào thời gian này rất lạnh, và dòng nước chảy cũng không quá siết. Tất cả đều vượt qua bên kia bờ một cách an toàn, im ắng.
…Vượt qua sông Te, tiếp tục hành tiến về Thị xã Kratie trên những cánh rừng khộp, rừng le, đi miệt mài ngày đêm thiếu ngơi nghỉ. Karatie ( Krong Karacheh) là thị trấn nằm phía đông đông bắc sông Mêkong Khoảng giữa Kam pongcham với krong Stung Treng nằm trên trục lộ 7 cách biên giới Việt Nam , Từ Hoa Lư - Lộc Ninh lên khoảng 98km
…Vượt qua sông Te, tiếp tục hành tiến về Thị xã Kratie trên những cánh rừng khộp, rừng le, đi miệt mài ngày đêm thiếu ngơi nghỉ. Karatie ( Krong Karacheh) là thị trấn nằm phía đông đông bắc sông Mêkong Khoảng giữa Kam pongcham với krong Stung Treng nằm trên trục lộ 7 cách biên giới Việt Nam , Từ Hoa Lư - Lộc Ninh lên khoảng 98km
Ngày 30/12/1978, đơn vị D4 đánh trực tiếp vào Thị xã Kratie, Từ hướng Bắc của thị xã D4 đánh xuống, địch bị bất ngờ không kịp phản ứng và bỏ chạy. Lực lượng ta làm chủ vào lúc 16g30 và xem như Thị xã Karatie được giải phóng, đây là Thị xã đầu tiên của Campuchia được giải phóng. Nắng chiều lúc này cũng chuẩn bị dần khuất về hướng Tây, chúng tôi vận động ra tận bờ sông Mekong còn nhìn thấy rõ nhóm tàn quân PônPốt đang trên tàu thuyền, bè vượt qua bên kia sông MêKong, một đơn vị bộ binh đặt súng 12,7 ly và khẩu DKZ bắn theo, những viên đạn bay về phía tàn quân đang bỏ chạy qua sông
NĐB-tháng 12/2016
Góp ý(0)
Thêm góp ý