-
XUÂN VỀ, CẢM THỨC MỘT THI PHẨM - CA KHÚC VIẾT VỀ MÙA XUÂN
(01/01/2017 09:01:04)
-
Tác giả Vương Khả Sơn từng là người lính thuộc trung đoàn 271, có nhiều năm lăn lộn chiến đấu tại Miền Tây Nam Bộ. Tác phẩm tiêu biểu của anh: "Hồi ký" Ký ức Chiến tranh" do NXB Thanh niên ấn hành năm 2006 và đã được đưa vào Tủ sách" Tiếp lửa truyến thống – Mãi mãi tuổi Hai mươi". Nhân dịp xuân Đinh Dậu, tác giả gởi bài cộng tác với Số Xuân 2017 của website E24.com.vn
Xin trân trọng giới thiệu đến các đồng chí, các bạn (MB)
Tản mạn: Thơ với lời bình
Vương Khả Sơn
Tuy nhiên hồn thơ Thanh Hải trong MÙA XUÂN NHO NHỎ và âm hưởng của tình khúc MỘT MÙA XUÂN của Trần Hoàn phổ thơ Thanh Hải thì mãi réo rắt, thăng hoa, lắng sâu và neo đậu trong trái tim người đọc, người nghe. Nó như những đợt sóng trào luôn nhịp vỗ trong tâm hồn mỗi chúng ta khi thưởng thức lại tác phẩm này.
Nhân dịp xuân mới, VKS mạo muội có vài cảm nhận về thi, nhạc phẩm của “Bá Nha –Tử Kỳ” thời hiện đại, đồng hương quê Quảng Trị này. Chúng ta cùng đọc lại bài thơ:
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm sung
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như xôn xao
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế...
Tác giả Vương Khả Sơn |
Nhắc lại như vậy để thấy sự góp mặt của “Mùa Xuân nho nhỏ” có ý nghĩa biết bao trong bối cảnh dân tộc đầy sóng gió này.
Với thể thơ 5 chữ cùng tiết tấu, nhịp điệu vui tươi nhí nhảnh của “tiếng hót vui say con chim chiền chiện” (Bài ca mùa Xuân 61 – Tố Hữu), Thanh Hải đã thể hiện một “Mùa Xuân nho nhỏ” nhưng vô cùng lớn lao của dân tộc ta. Bởi để có “…con chim chiền chiện. Hót chi mà vang trời” trong không khí thái hòa, bình yên sau hơn hai mươi năm chiến tranh khốc liệt ấy, cả dân tộc ta đã phải trả cái giá của “sông máu núi xương!”Cái hào khí trong bài thơ không còn dữ dội và chủ lưu, mang đậm tính anh hùng ca (sử thi) như ở trào lưu thơ ca chống Mỹ. Mà ở đây ta bắt gặp cái tinh túy, nhẹ nhàng, lắng sâu nhưng vui náo nức của những sự vật, con người bình dị. Đó là nhành hoa súng "tím biếc" “giữa dòng sông xanh” (tất cả đều một màu xanh sinh sôi); tiếng “chim chiền chiện hót chi mà vang trời” và giọt (âm thanh của tiếng chim hót kia) "long lanh rơi" trong bình minh đang bừng thức! Những sắc màu và âm thanh ấy gợi nhắc một thời khắc của chốn yên bình nhưng thật mong manh, dễ vỡ...!
Và đúng vậy, cái không khí thái hòa cùng cảm xúc thanh bình ấy của con người chợt bị đánh thức và buộc phải trở về cái thực tại oái oăm: CHIẾN TRANH!
Cho nên dù là mùa Xuân nhưng người lính lại phải tiếp tục cầm súng ra trận. Người nông dân lại vẫn tiếp tục ra đồng, tăng năng suất cho lúa thêm trĩu hạt, sai bông, để mùa bội thu, no lòng chiến sỹ.
Hình ảnh thơ được thi vị hóa tạo nên một hình tượng đẹp, giàu tính tạo hình của mùa Xuân đất nước vừa có hòa bình vừa phải tỉnh thức để đối mặt với chiến tranh xâm lược:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa Xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Điệp cú pháp và điệp từ trong đoạn thơ cũng như tình khúc này tạo nên vẻ đep dung dị mà lung linh, tràn đầy sức sống, sức trỗi dậy, tính tự tin cùng bản lĩnh “không hề biết sợ” của con người và dân tộc này. “Lộc giắt đầy trên lưng” người cầm súng ra trận và “Lộc trải dài nương mạ” của người nông dân trên đồng như biểu hiện của tinh thần quật khởi, sức sống trường tồn, vượt lên hy sinh chết chóc cùng cái khắc nghiệt của thiên nhiên để thể hiện niềm tin và kiêu hãnh với truyền thống:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Đọan tiếp của bài thơ như chùng xuống để gợi nhắc một tinh thần tự nguyện vốn dĩ là một truyền thống cao đẹp của người Việt Nam chúng ta thời đại ấy, tạm gác “cái tôi” cá nhân của mình để hòa vào “cái ta” chung lớn lao, dù đó chỉ là sự khiêm tốn tự nguyện làm “một con chim hót”, “một nhành mai” Xuân hay “một nốt trầm xao xuyến” để “Ta” nhập vào hòa ca” trong cái bè trầm bản đại hợp xướng vang dội của cả dân tộc trên hành trình đi tới tương lai của mình mà:“Lặng lẽ dâng cho đời. Một mùa xuân nho nhỏ. Dù là tuổi hai mươi .Dù là khi tóc bạc”
Bài thơ giàu nhạc tính cùng tiết tấu đẹp lời thơ hay và cuốn hút, lối đảo ngữ (Mọc giữa dòng song xanh…Từng giọt long lanh rơi). Đặc biệt là thể thơ ngũ ngôn, một thể thơ ca được viết để phục vụ cho hò, vè, ví giặm Nghệ Tĩnh, ca nhạc cung đình Huế đã được Nhạc sỹ Trần Hoàn phát triển phổ nhạc thành ca khúc đậm âm hưởng dân ca miền Trung mang tên “Một mùa Xuân”. Tiết tấu ca khúc nhanh dần như bước chân đi tới làm ta lien tưởng đến hành trình đi tới tương lai của dân tộc mặc dù hiện tại còn bao gian khó, nhọc nhằn… Nhạc phẩm đã chắp cánh cho hồn thơ Thanh Hải thăng hoa đến tận cùng cảm xúc trong bối cảnh đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ dài nhất và khốc liệt nhất ở thế kỷ XX đã phải đối mặt với hai cuộc chiến tranh chống xâm lược đẫm máu ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc như lời một ca khúc của nhạc sỹ Phạm Tuyên “Lịch sử đã trao cho Người cả sứ mệnh thiêng liêng, Mang trên mình còn lắm vết thương. Người vẫn hiên ngang ra chiến trường. Vì một lẽ sống cao đẹp: Độc lập; Tự do!” (Do đặc thù của ca khúc phổ thơ, chuyển thể thể từ một bài thơ nên Nhạc sỹ đã có một vài biến tấu và thay đổi ca từ, tuy nhiên bài hát đã thành công ngoài sự mong đợi!)
Có thể nói bài thơ, ca khúc là tiếng reo vui náo nức trước “Mùa xuân nho nhỏ” (vì lúc ấy - thời kỳ bao cấp sau chiến tranh ở thập niên 80 của thế kỷ trước, đất nước ta hãy còn rất nghèo, vô cùng nghèo thì sao lại không “nho nhỏ được (?!). Nhưng cái “nho nhỏ” ấy là cái vĩ đại của con người và dân tộc Việt Nam 4000 năm chìm trong gian nan đã vùng lên tự cứu mình nên chúng ta biết trân trong những gì mình có dù chỉ là “nho nhỏ” dù chỉ là “ hòn than, mẩu sắt, cân ngô” để “nâng niu, gom góp dựng cơ đồ” “Bài ca mùa Xuân 61- Tố Hữu).
Bài thơ và bài ca kết thúc trong âm ba trầm hùng, trữ tình, sâu lắng và giàu chất liệu sử thi đan quyện trong âm hưởng câu ca Nam ai, Nam bình cùng nhịp phách tiền xứ Huế trầm mặc uy nghiêm!
Đã 37 mùa Xuân đi qua nhưng “MÙA XUÂN NHO NHỎ” - ĐỨA CON TINH THẦN CHUNG của hai nghệ sỹ Thanh Hải và Trần Hoàn sẽ còn mãi mãi đi cùng năm tháng và các thế hệ yêu thơ và âm nhạc Việt Nam!
VKS
Clip: MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ