-
ĐI TÌM HỒN QUÊ QUA THI PHÁP TRONG BÀI THƠ `BÚP XANH`
(01/01/2017 08:01:26)
-
Tác giả Lê Anh, tên thật là Lê Anh Thiệm. Anh từng là người lính thời chống Mỹ. Sau giải phóng, anh lại lên giảng đường đại học, rồi sau đó anh là thầy giáo dạy văn, gần 40 năm gắn bó với bảng đen phấn trắng. Xin trân trọng giới thiệu bài phê bình tiểu luận khá tinh tế của anh về bài thơ BÚP XANH của Mạnh Bình...
BÚP XANH
Theo em về bên Sông Đuống
Bãi xanh đò mộng xa mờ
Cỏ may níu chiều chùng bước
Mây bồng bềnh giăng tương tư
Bãi xanh đò mộng xa mờ
Cỏ may níu chiều chùng bước
Mây bồng bềnh giăng tương tư
Em từ dáng chùa Bút Tháp
Tranh Hồ buông dải bùa yêu
Rượu Vân uống vào càng khát
Nem tình đan nhớ liêu xiêu...
Tranh Hồ buông dải bùa yêu
Rượu Vân uống vào càng khát
Nem tình đan nhớ liêu xiêu...
Gió thổi tóc em thời trẻ
Dải đê nghieng gót em về
Núi Dạm chợ Chì xa ngái
Búp sen xanh gói lời quê
Dải đê nghieng gót em về
Núi Dạm chợ Chì xa ngái
Búp sen xanh gói lời quê
Em đưa anh về lối mộng
Bao nắm chín đợi mười chờ
Bình minh lại hoàng hôn nhớ
Bây giờ sen vẫn xanh mơ
Bao nắm chín đợi mười chờ
Bình minh lại hoàng hôn nhớ
Bây giờ sen vẫn xanh mơ
.
MB
ĐI TÌM HỒN QUÊ QUA THI PHÁP
TRONG BÀI THƠ“BÚP XANH” CỦA NGUYỄN MẠNH BÌNH
TRONG BÀI THƠ“BÚP XANH” CỦA NGUYỄN MẠNH BÌNH
(Phê bình tiểu luận - Lê Anh)
Tình cờ tôi đọc được bài thơ “Búp xanh” trên Facebook của Nguyễn Mạnh Bình. Bài thơ có sức hấp dẫn rất lạ, khiến tôi đọc rồi, đọc lại, đọc lại nữa và phát hiện sức hấp dẫn ấy chính là những điều rất lạ nhưng lại rất quen và. Quen là nhận ra cảnh vật, tình quê, tình người; còn lạ là cách chọn lựa thi pháp của Nguyễn Mạnh Bình có những nét hấp dẫn độc đáo.
Vậy nét độc đáo trong thi pháp “Búp xanh” là gì? Đó chính là mạch cảm xúc được ấp ủ đến độ chín nhất, chọn lựa thể thơ, ngôn từ, cấu tứ rất phù hợp để chuyển tải nội dung. Ngay tựa đề “Búp xanh” đã gợi cho người đọc những liên tưởng, cảm thụ khác nhau. “Búp xanh” khiến ta nghĩ ngay đến chồi non búp nõn chứa chất sinh lựa đang cựa quậy tách mình ra khỏi thân cây để trổ lá vươn cành. Hay “Búp xanh” còn là những nụ hoa căng tròn chuẩn bị khoe sắc vươn lên trên vườn lá xanh tươi – búp sen ngát hương chẳng hạn. Cao hơn nữa, “búp xanh” còn là sức vóc người con gái phơi phới tuổi xuân đi đến đâu cũng khiến hàng trăm con mắt người khác giới nhìn theo trầm trồ, khao khát. “Búp xanh” của Nguyễn Mạnh Bình lại viết về địa danh quê hương Bắc Ninh của anh, cho nên làm tôi liên tưởng đến những cô gái quan họ áo tứ thân thắt đáy lưng ong đầu vấn khăn mỏ quạ làm cho khuôn mặt như búp sen xinh tươi lạ thường. Thế là “búp xanh” đã trở thành hình tượng đẹp để tác giả theo đuổi suốt bài thơ. Từ “xanh” ba lần xuất hiện (trừ tựa đề) trải đều từ đầu đến cuối bài thơ. Mỗi lần xuất hiện đều mang một sắc thái cảm xúc khác nhau: bãi xanh, búp xanh, sen xanh.
“Bãi xanh” trong khổ thơ đầu làm cho tác giả sống giữa kỷ niệm quá khứ và hiện tại. Quá khứ cảnh vật quê hương đầy ắp yêu thương với màu xanh “ngô khoai biêng biếc” của đôi bờ sông Đuống. Quá khứ là dòng sông, con đò anh đã vùng vẫy, đã đi lại mòn gót chân nhưng hôm nay trở về anh lại bồi hồi, tim như loạn nhịp. Con đò không phải bình thường êm đềm chở khách mà là “đò mộng”, tâm hồn tác giả đang mênh mang trên sông nước với những khát khao, mộng tưởng huyền diệu.
Vậy nét độc đáo trong thi pháp “Búp xanh” là gì? Đó chính là mạch cảm xúc được ấp ủ đến độ chín nhất, chọn lựa thể thơ, ngôn từ, cấu tứ rất phù hợp để chuyển tải nội dung. Ngay tựa đề “Búp xanh” đã gợi cho người đọc những liên tưởng, cảm thụ khác nhau. “Búp xanh” khiến ta nghĩ ngay đến chồi non búp nõn chứa chất sinh lựa đang cựa quậy tách mình ra khỏi thân cây để trổ lá vươn cành. Hay “Búp xanh” còn là những nụ hoa căng tròn chuẩn bị khoe sắc vươn lên trên vườn lá xanh tươi – búp sen ngát hương chẳng hạn. Cao hơn nữa, “búp xanh” còn là sức vóc người con gái phơi phới tuổi xuân đi đến đâu cũng khiến hàng trăm con mắt người khác giới nhìn theo trầm trồ, khao khát. “Búp xanh” của Nguyễn Mạnh Bình lại viết về địa danh quê hương Bắc Ninh của anh, cho nên làm tôi liên tưởng đến những cô gái quan họ áo tứ thân thắt đáy lưng ong đầu vấn khăn mỏ quạ làm cho khuôn mặt như búp sen xinh tươi lạ thường. Thế là “búp xanh” đã trở thành hình tượng đẹp để tác giả theo đuổi suốt bài thơ. Từ “xanh” ba lần xuất hiện (trừ tựa đề) trải đều từ đầu đến cuối bài thơ. Mỗi lần xuất hiện đều mang một sắc thái cảm xúc khác nhau: bãi xanh, búp xanh, sen xanh.
“Bãi xanh” trong khổ thơ đầu làm cho tác giả sống giữa kỷ niệm quá khứ và hiện tại. Quá khứ cảnh vật quê hương đầy ắp yêu thương với màu xanh “ngô khoai biêng biếc” của đôi bờ sông Đuống. Quá khứ là dòng sông, con đò anh đã vùng vẫy, đã đi lại mòn gót chân nhưng hôm nay trở về anh lại bồi hồi, tim như loạn nhịp. Con đò không phải bình thường êm đềm chở khách mà là “đò mộng”, tâm hồn tác giả đang mênh mang trên sông nước với những khát khao, mộng tưởng huyền diệu.
Tác giả Lê Anh |
Còn “búp xanh” trong khổ thơ thứ ba đích thị là em. Anh đi bên em, anh ngắm nhìn em – nhìn “gió thổi tóc em”, nhìn “Dải đê nghiêng gót em”, nhìn con đường em đi xa ngái và nhận ra nét đẹp trong tâm hồn em. Em đẹp chân chất, chịu thương chịu khó, dịu dàng đằm thắm, trong em anh thấy cả tình quê “Búp xanh gói cả lời quê”
Câu kết “sen vẫn xanh mơ” là lời thú nhận của tác giả. Từ khổ thơ đầu anh đã mộng rồi, bây giờ chỉ là cái mộng tiếc nuối thôi. Gặp em, anh như sống lại giữa nền văn hóa kinh Bắc với những làn quan họ đằm thắm trao duyên “bao năm chín đợi mười chờ” để đến khi xa anh phải nhớ. Cái điệp khúc thời gian nhớ mới ghê chứ: “bình minh lại hoàng hôn nhớ” nghĩa là mở đầu một ngày và kết thúc một ngày “nhớ”. Chu kỳ ấy cứ lặp lại và nhớ chồng lên nhớ rồi để mơ về “búp sen xanh”.
Điều tôi cảm nhận thứ hai trong thi pháp đó là cách chọn thể thơ của Nguyễn Mạnh Bình. Bài thơ được viết theo thể sáu chữ trong câu, một thể thơ truyền thống nhưng ít người sử dụng nên thành đặc sản quý hiếm. Ngày xưa, cụ Nguyễn Trãi hay dùng thể thơ này để biến thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Chẳng hạn trong bài “Tùng”, câu phá đề đang ở thể bảy chữ thì câu thừa đề Nguyễn Trãi lại chuyển sang sáu chữ:
Thu đến cây nào chẳng lạ lùng
Một mình lạt thuở ba đông
Và câu kế bài tác giả lại trở về với câu sáu chữ đĩnh đạc khẳng định điều mình muốn nói:
Hổ phách phục linh nhìn mới biết
Dành còn để trợ dân này
Theo tôi, ở đây Nguyễn Mạnh Bình sử dụng thể thơ sáu chữ là sự đầu tư chọn lựa kỹ lưỡng, khôn ngoan. Cả bài thơ, tôi thấy hầu như tác giả sử dụng nhịp 2/2 lâu lâu mới đan xen nhịp 3/3 hoặc 4/2. Thể thơ này cùng với nhịp 2/2 hoặc 3/3 tạo ra sự thư thái trong tâm trạng nhân vật. Chẳng hạn ngay khổ thơ đầu:
Anh theo về bên sông Đuống
Bãi xanh / đò mộng / xa mờ
Cỏ may / níu chiều / chùng bước
Mây bồng bềnh / giăng tương tư
Câu đầu “anh” hơi vội đi một lèo, nhưng anh vui sướng vì có em, có cảnh vật quen thuộc nên anh chậm đều bước và dường như mọi giác quan của anh đang dàn trải theo không gian ba chiều: bờ bãi, dòng sông con đò, mây trời – từ gần đến xa, từ thấp đến cao. Rõ ràng thể thơ sáu chữ nhẹ nhàng thanh thoát rất hợp với không gian, cảnh ngộ của nhân vật, lột tả nét đặc thù của văn hóa kinh bắc.
Điều đặc sắc thứ ba của thi pháp này đó là cách sử dụng ngôn từ trong bài thơ. Nếu so sánh hai người bạn thơ của tôi là Hồ Tĩnh Tâm và Nguyễn Mạnh Bình thì phong cách hoàn toàn khác nhau. Ở Hồ Tĩnh Tâm, ngôn từ tuôn theo cảm cúc như lũ về. Cảm xúc của anh ấy hừng hực thì ngôn từ cứ thế chảy ra thành thơ, không câu nệ về câu cú, tứ thơ. Nhưng ở Nguyễn Mạnh Bình thì trăn trở, chắt lọc, đo li tấc cho nhân vật trữ tình. Vì thế có những từ đắt giá trong chuyển tải nội dung. Chẳng hạn trong khổ thơ đầu những từ “đò mộng”, “cỏ may níu”, “mây bồng bềnh giăng” đều hàm ý sâu xa. Chữ “mộng”, ‘níu”, “giăng” đã làm cho hồn thơ sống động sự vật như con người – có hồn, vì vậy ý thơ vượt ra khỏi chữ nghĩa.
Hay khi nói đến “em”, tác giả không tả cụ thể, không khen em đẹp mà người đọc vẫn cảm thấy em đẹp và anh đang chết mê chết mệt vì em:
Em từ dáng chùa Bút Tháp
Tranh Hồ buông dãi bùa yêu
Rượu Vân uống vào càng khát
Nem tình đan nhớ liêu xiêu
Trong khổ thơ này từ “buông” và “đan” nhả rất đúng chỗ, có sức gợi lớn. Tranh Đông Hồ có nhiều thể loại nhưng chắc chắn phải có cô gái nón quai thao, yếm đào, khăn mỏ quạ mới hát quan họ từ chùa Bút Tháp bước ra. Ngắm tranh mà mê mệt như uống phải “bùa yêu”. Rượu đi với nem nhưng đây là “nem tình” nên uống vào càng tỉnh, càng cháy khát vì yêu; ăn nem vào càng nhớ đến độ ngồi không yên, đứng không vững say “liêu xiêu”. Si tình đến thế là cùng!
Nhưng rồi bể dầu sôi cũng tạm lắng xuống để còn theo em về làng cho kịp. Rồi anh phát hiện ra:
Gió thổi tóc em thời trẻ
Dãi đê nghiêng gót em về
Hai chữ “nghiêng gót” sao mà hay thế! Con đê không bằng phẳng hay buổi chợ đường xa em nặng gánh mà chân nghiêng gót? Không phải! chỉ vì anh quá yêu nên quan sát kỹ, ngắm em từ đầu đến chân: “gió thổi tóc em”, “em từ dáng chùa Bút Tháp”, rồi dừng lại ở đôi gót hồng lên xuống nghiêng theo nhịp bước như đi vào tim anh …
Tất cả các thủ pháp trên đã cho người đọc cảm nhận được điều tác giả muốn nói. Anh yêu quê hương mình cứ nhặt nhạnh, lặng lẽ đưa vào thơ. Quê anh có màu xanh của bờ bãi phù sa, có sông Đuống, sông Cầu, đã nhiều lần đi vào thi ca. Quê anh có địa danh văn hóa như chùa Bút Tháp, tranh đông hồ, núi Dạm, chợ Chì, có rượu làng Vân mới nhắm đã say, có những làn quan họ mượt mà đắm say lòng người. Anh đang tự hào về quê mình còn độc giả chưa một lần đến thăm hãy nhanh chân. Bởi người kinh bắc “vốn trọng nghĩa tình”.
Khép bài thơ lại, tôi cứ hình dung nhân vật trữ tình “Anh” là người lính – giống như tác giả - sau bao năm chinh chiến sống sót trở về quê. Trên con đường đê “xa ngái" ấy, anh bất ngờ gặp được “Búp xanh”. Thế là tâm hồn anh được cộng hưởng, xúc cảm trào dâng anh đã giải bày lòng mình về tình yêu quê hương, yêu em dù có là đơn phương thì vẫn “chín đợi mười chờ”, vẫn mong “sen vẫn xanh mơ”. Nhờ tình yêu ấy mà Nguyễn Mạnh Bình đã vẽ nên bức họa bằng thơ với nhiều sắc màu đẹp trong thi pháp mà người đọc có khơi gợi mới thấy.
Câu kết “sen vẫn xanh mơ” là lời thú nhận của tác giả. Từ khổ thơ đầu anh đã mộng rồi, bây giờ chỉ là cái mộng tiếc nuối thôi. Gặp em, anh như sống lại giữa nền văn hóa kinh Bắc với những làn quan họ đằm thắm trao duyên “bao năm chín đợi mười chờ” để đến khi xa anh phải nhớ. Cái điệp khúc thời gian nhớ mới ghê chứ: “bình minh lại hoàng hôn nhớ” nghĩa là mở đầu một ngày và kết thúc một ngày “nhớ”. Chu kỳ ấy cứ lặp lại và nhớ chồng lên nhớ rồi để mơ về “búp sen xanh”.
Điều tôi cảm nhận thứ hai trong thi pháp đó là cách chọn thể thơ của Nguyễn Mạnh Bình. Bài thơ được viết theo thể sáu chữ trong câu, một thể thơ truyền thống nhưng ít người sử dụng nên thành đặc sản quý hiếm. Ngày xưa, cụ Nguyễn Trãi hay dùng thể thơ này để biến thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Chẳng hạn trong bài “Tùng”, câu phá đề đang ở thể bảy chữ thì câu thừa đề Nguyễn Trãi lại chuyển sang sáu chữ:
Thu đến cây nào chẳng lạ lùng
Một mình lạt thuở ba đông
Và câu kế bài tác giả lại trở về với câu sáu chữ đĩnh đạc khẳng định điều mình muốn nói:
Hổ phách phục linh nhìn mới biết
Dành còn để trợ dân này
Theo tôi, ở đây Nguyễn Mạnh Bình sử dụng thể thơ sáu chữ là sự đầu tư chọn lựa kỹ lưỡng, khôn ngoan. Cả bài thơ, tôi thấy hầu như tác giả sử dụng nhịp 2/2 lâu lâu mới đan xen nhịp 3/3 hoặc 4/2. Thể thơ này cùng với nhịp 2/2 hoặc 3/3 tạo ra sự thư thái trong tâm trạng nhân vật. Chẳng hạn ngay khổ thơ đầu:
Anh theo về bên sông Đuống
Bãi xanh / đò mộng / xa mờ
Cỏ may / níu chiều / chùng bước
Mây bồng bềnh / giăng tương tư
Câu đầu “anh” hơi vội đi một lèo, nhưng anh vui sướng vì có em, có cảnh vật quen thuộc nên anh chậm đều bước và dường như mọi giác quan của anh đang dàn trải theo không gian ba chiều: bờ bãi, dòng sông con đò, mây trời – từ gần đến xa, từ thấp đến cao. Rõ ràng thể thơ sáu chữ nhẹ nhàng thanh thoát rất hợp với không gian, cảnh ngộ của nhân vật, lột tả nét đặc thù của văn hóa kinh bắc.
Điều đặc sắc thứ ba của thi pháp này đó là cách sử dụng ngôn từ trong bài thơ. Nếu so sánh hai người bạn thơ của tôi là Hồ Tĩnh Tâm và Nguyễn Mạnh Bình thì phong cách hoàn toàn khác nhau. Ở Hồ Tĩnh Tâm, ngôn từ tuôn theo cảm cúc như lũ về. Cảm xúc của anh ấy hừng hực thì ngôn từ cứ thế chảy ra thành thơ, không câu nệ về câu cú, tứ thơ. Nhưng ở Nguyễn Mạnh Bình thì trăn trở, chắt lọc, đo li tấc cho nhân vật trữ tình. Vì thế có những từ đắt giá trong chuyển tải nội dung. Chẳng hạn trong khổ thơ đầu những từ “đò mộng”, “cỏ may níu”, “mây bồng bềnh giăng” đều hàm ý sâu xa. Chữ “mộng”, ‘níu”, “giăng” đã làm cho hồn thơ sống động sự vật như con người – có hồn, vì vậy ý thơ vượt ra khỏi chữ nghĩa.
Hay khi nói đến “em”, tác giả không tả cụ thể, không khen em đẹp mà người đọc vẫn cảm thấy em đẹp và anh đang chết mê chết mệt vì em:
Em từ dáng chùa Bút Tháp
Tranh Hồ buông dãi bùa yêu
Rượu Vân uống vào càng khát
Nem tình đan nhớ liêu xiêu
Trong khổ thơ này từ “buông” và “đan” nhả rất đúng chỗ, có sức gợi lớn. Tranh Đông Hồ có nhiều thể loại nhưng chắc chắn phải có cô gái nón quai thao, yếm đào, khăn mỏ quạ mới hát quan họ từ chùa Bút Tháp bước ra. Ngắm tranh mà mê mệt như uống phải “bùa yêu”. Rượu đi với nem nhưng đây là “nem tình” nên uống vào càng tỉnh, càng cháy khát vì yêu; ăn nem vào càng nhớ đến độ ngồi không yên, đứng không vững say “liêu xiêu”. Si tình đến thế là cùng!
Nhưng rồi bể dầu sôi cũng tạm lắng xuống để còn theo em về làng cho kịp. Rồi anh phát hiện ra:
Gió thổi tóc em thời trẻ
Dãi đê nghiêng gót em về
Hai chữ “nghiêng gót” sao mà hay thế! Con đê không bằng phẳng hay buổi chợ đường xa em nặng gánh mà chân nghiêng gót? Không phải! chỉ vì anh quá yêu nên quan sát kỹ, ngắm em từ đầu đến chân: “gió thổi tóc em”, “em từ dáng chùa Bút Tháp”, rồi dừng lại ở đôi gót hồng lên xuống nghiêng theo nhịp bước như đi vào tim anh …
Tất cả các thủ pháp trên đã cho người đọc cảm nhận được điều tác giả muốn nói. Anh yêu quê hương mình cứ nhặt nhạnh, lặng lẽ đưa vào thơ. Quê anh có màu xanh của bờ bãi phù sa, có sông Đuống, sông Cầu, đã nhiều lần đi vào thi ca. Quê anh có địa danh văn hóa như chùa Bút Tháp, tranh đông hồ, núi Dạm, chợ Chì, có rượu làng Vân mới nhắm đã say, có những làn quan họ mượt mà đắm say lòng người. Anh đang tự hào về quê mình còn độc giả chưa một lần đến thăm hãy nhanh chân. Bởi người kinh bắc “vốn trọng nghĩa tình”.
Khép bài thơ lại, tôi cứ hình dung nhân vật trữ tình “Anh” là người lính – giống như tác giả - sau bao năm chinh chiến sống sót trở về quê. Trên con đường đê “xa ngái" ấy, anh bất ngờ gặp được “Búp xanh”. Thế là tâm hồn anh được cộng hưởng, xúc cảm trào dâng anh đã giải bày lòng mình về tình yêu quê hương, yêu em dù có là đơn phương thì vẫn “chín đợi mười chờ”, vẫn mong “sen vẫn xanh mơ”. Nhờ tình yêu ấy mà Nguyễn Mạnh Bình đã vẽ nên bức họa bằng thơ với nhiều sắc màu đẹp trong thi pháp mà người đọc có khơi gợi mới thấy.
Thành phố Hồ Chính Minh, 30 tháng 12 năm 2016
LÊ ANH
LÊ ANH
Góp ý(1)
- 1 - Viết bởi Nguyễn Mạnh Bình Lời cảm ơn!(14/02/2018 03:02:43)
- Chẳng hiểu sao mà lão Lê Anh Thiệm lại hiểu sâu sắc và tinh tế về Người Quan Họ đến vậy? Lão ấy đã giúp độc giả hiểu thêm về ý tứ của bài thơ mà tôi vốn kiệm lời! Cám ơn người đồng đội, người bạn học quý mến của tôi!
Thêm góp ý
Tin liên quan