-
NHỮNG CÂU HỎI LỚN VỀ LỊCH SỬ
(22/11/2016 20:11:20)
-
Nhân kỷ niệm 76 năm ngày Nam kỳ Khởi nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2016), chúng tôi gặp gỡ và trò chuyện cùng nhà nghiên cứu lịch sử Lê Minh Đức, nguyên Trưởng Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng, tỉnh Tiền Giang...
Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Minh Đức |
Khi nói về lịch sử vẻ vang của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ, ông Lê Minh Đức ngồi trầm ngâm, đôi mắt bỗng xa xăm. Ông lấy cho chúng tôi coi một tập tài liệu đặc biệt quý mà ông đã lưu trữ nhiều năm nay. Đó là những trang bản thảo viết tay, những trang đánh máy xưa và những bài báo có liên quan đến những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Những trăn trở của ông đã từng được đề cập đến trong bài báo:
"NAM KỲ KHỞI NGHĨA- NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN ĐÓ...", do ông viết được đăng trên báo Ấp Bắc, số ra ngày 24/11/2004,
Nhà nghiên cứu lịch sử: lê Minh Đức và Nguyễn Tri Nha với bài báo NAM KỲ KHỞI NGHĨA-NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN ĐÓ |
1. "CÁI ĐỂ LẠI"
Trong bài báo, ông Lê Minh Đức viết: "Nam Kỳ khởi nghĩa bị thất bại và tổn thất hết sức nặng nề, nhưng "cái để lại" của cuộc Nam kỳ khởi nghĩa (là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, là Quốc hiệu VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA) thực sự là những báu vật vô giá, nhiều thế hệ nối tiếp nhau đã sử dụng nó một cách sáng tạo và đã thành công rực rỡ"...
2. "CÁI CÒN ĐÓ"
Theo ông Trần Minh Đức: "Cái để lại" cũng chính là "Cái còn đó" mà Lịch Sử cần có sự khẳng định một cách khoa học,minh bạch:
Nhà nghiên cứu Lịch sử Lê Minh Đức và Mạnh Bình |
2.1: Ai là tác giả của lá quốc kỳ?
Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, lần đầu tiên được xuất hiện tại Mỹ Tho, quê hương của Nam kỳ khởi nghĩa (ngày 23/11/1940), và sau đó, Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...
Cho đến nay, có rất nhiều ý kiến cho rằng: Tác giả của lá cờ đỏ sao vàng là do ông NGUYỄN HỮU TIẾN vẽ nên. Tuy nhiên có nhiều tài liệu lại khẳng định: Ông LÊ QUANG SÔ mới là tác giả lá cờ đỏ sao vàng, và do Tỉnh ủy Đảng CSVN tại Mỹ Tho đề nghị đầu tiên, được Hội nghị Xứ ủy mở rộng tháng 7 năm 1940 ở Tân Hương (huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho) thông qua. Riêng ông Lê Minh Đức thì khảng định: Tác giả của lá cờ đỏ sao vàng năm cánh chính là ông Lê Quang Sô ...
Trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: "Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc.
2.2: Quốc hiệu "VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA" với sự ra đời của nó vẫn chưa được giải thích thỏa đáng
Quốc hiệu "Việt Nam dân chủ cộng hòa" xuất hiện ở cổng đình Long Hưng ngày 23/11/1940, trụ sở của Ban Lãnh đạo Khởi nghĩa Mỹ Tho, và là trụ sở của UBND tỉnh Mỹ Tho không phải ngẫu nhiên mà có. Nước Việt Nam với Quốc hiệu Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã hoàn thành sứ mạng giải phóng dân tộc, nhưng sự ra đời của Quốc hiệu vẫn chưa được giải thích rõ ràng...
Nhà nghiên cứu Lịch sử Lê Minh Đức, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Tiền Giang, bao năm nay vẫn đang trăn trở, bởi Lịch sử không thể mập mờ...
Tấm lòng chân chính của ông Lê Minh Đức, Nhà nghiên cứu Lịch sử thật đáng quý biết bao!
____
Bài và ảnh: Mạnh Bình