-
TRUNG ĐOÀN 24 VŨ BÃO TIẾN CÔNG ĐÁNH CHIẾM SÀI GÒN... (Phần 2)
(29/04/2016 17:04:47)
-
...Đến 10 giờ 45 thì tiểu đoàn 4 và 6 cùng Tiểu đoàn 5 đã đánh chiếm Tổng Nha Cảnh Sát và khu Quân Cảnh. Đến 11 giờ, ta chốt chặn các cổng ra vào, kiểm soát toàn bộ tình hình. Khoảng 1000 tên địch đã vứt bỏ sắc phục, giơ tay xin hàng. Tất cả đều vâng dạ rối rít cảm ơn… Phóng viên nhiếp ảnh các nước kéo đến quay phim, chụp ảnh cảnh ta chiếm Tổng Nha Cảnh Sát, lúc này là 11 giờ trưa ngày 30 Tháng 4 năm 1975.
... Tối ngày 27 tháng 4, Trung đoàn đã ở nam sông Cần Giuộc - Đoàn cán bộ đi trước chuẩn bị làm nhiệm vụ tiếp theo, có đồng chí Huỳnh Văn Mến - Tư lênh Tiền phương Quân khu cùng đi, được tổ tự vệ thành đưa vào vị trí giấu quân rất mạo hiểm ở bờ sông Cần Giuộc có dừa nước che kín. Tổ tự vệ thành có 3 nữ hai nam trẻ, nhanh nhẹn, cho biết:P k5hu này có một liên đoàn biêt động quân phục kích ở đây mấy ngày đêm mới rút đi chiều nay (27/4), nhưng sông này có một giang đoàn thủy quân lục chiến từ Cần Giuộc sáng nào cũng đến chốt từ sớm đến 4 giờ chiều mới rút. Hàng chục tàu đậu rải ra cứ 30, 40 mét một chiếc, chỉ cách chỗ này không xa, các chú không được ho, không được phát ra tiếng động, địch nghi ngờ là dạn sẽ bắn như mưa vào đây. Tất cả 30 cán bộ từ Tư lênh Quân khu Tiền phương Trung đoàn trưởng, cán bộ đại đội cùng cùng một tiểu đội trinh sát và 5 tự vệ thành phải ăn cơm trước sáng, nằm im trên mặt đất không công sự, chỉ nhờ lá dừa nước che kín, chịu đựng, mạc cho tàu địch gầm rú, tiếng thả neo tiếng kêu của xích sắt chạm vào tàu nghe rợn tai.
Sau khi nghr Trung đoàn trưởng Trung đoàn 24 báo cáo tình hình, địa hình và sơ bộ quyết tâm đánh 2 mục tiêu: Cầu Chữ Y và cầu Nhị Thiên Đường bằng hai mũi, cách sử dụng lực lượng , các đồng chí chỉ huy quân khu trao đổi và đều nhất trí với Trung đoàn.
Đồng chí Ba Thắng đã khen ngợi Trung đoàn hoàn thành bước 1 chiến dịch. Sau khi giao nhiệm vụ đánh chiếm cầu Chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, Tổng Nha Cảnh Sát (Trung đoàn 88 làm dự bị), đồng chí xác định: aGiờ "G" ngày 30 tháng 4 và đối với Trung đàn 24 là 5 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. đồng chí Tư Thân cũng nhấn mạnh, căn dặn them6Trung đoàn cách đánh, chốt giữ, mục tiêu là tiến thẳng vào chiếm Tổng Nha Cảnh Sát, sẵn sàng nhận nhiệm vụ tiếp theo.
Đảng ủy Trung đoàn họp mở rộng quán triệt nhiệm vụ lịch sử trên giao, cụ thể hóa nhiệm vụ của trung đoàn và từng tiểu đoàn.
Bộ đội được chuẩn bị mọi mặt rất chu đáo, đồng chí nào cũng dành một bộ quần áo đen lành nhất để mặc khi giờ “G” sắp bắt đầu.
Cán bộ, chiến sĩ đã bất chấp máy bay trinh sát bay lượn trên đầu cùng những máy bay phản lực quần đảo để yểm trợ cho trực thang bốc người đi di tản khỏi thành phố suốt ngày và đêm 29 tháng 4 năm 1975, công khai làm mọi công tác chuẩn bị ở ven địa hình. Trên đường 5B, xe cộ đủ loại vẫn tấp nập ra vào thành phố từ Cần Giộc lên, từ thành phố ra.
Trước giờ bộ đội xuất kích, Bộ Tư lênh Tiền phương triệu tập Trung đoàn trưởng và chính ủy Trung đoàn, nghe báo cáo các công việc triển khai, có gì cần giải quyết. đồng chí Ba Thắng nói: Đây là vinh dự đặc biệt đối với Trung đoàn 24, được đại diện cho lực lượng vũ trang đồng bằng Sông Cửu Long, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam – Niềm mơ ước của Bác Hồ và toàn dân tộc. Bộ Tư lệnh Quân khu tin tưởng Trung đoàn 24 sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ vẻ vang này.
Vào 17 giờ ngày 29 tháng 4, bộ đội đã ngụy trang kín ba lô súng đạn , lần lượt ra khỏi đội hình thành hai cánh quân tiến về phía bắc nhằm hướng cầu Chữ Y và cầu Nhị Thiên Đường.
3 giờ sáng, Tiểu đoàn 5 đã báo cáo chuẩn bị xong. Tiểu đoàn 4 do phải đi xa hơn nên 4 giờ 30 phút mới báo cáo chờ lệnh nổ súng. Sở chỉ huy Trung đoàn đi sau tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 6 đi sau cùng trên trục đường 5B mặc cho xe cộ ngược xuôi chạy tấp nập.
Đúng 5 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, tiểu đoàn 4 và 5 bắt đầu nổ súng tiến công.
Tiểu đoàn 5 đã diệt được 1 chốt, phát triển vào đánh đồn ở cầu Nhị Thiên Đường, bị địch chống trả mạnh phải vòng tránh qua một số nhà chiếm tầng cao đánh xuống bằng mọi cách, đến 8 giờ chiếm được cầu Nhị Thiên Đường.
Tiểu đoàn 4 phải đánh chiếm từng mục tiêu từ ngoài vào trong, cũng phải vòng tránh, chiếm tầng cao đánh xuống. Đến 8 giờ 30 phút mới chiếm được cầu Chữ Y. Địch ở các nhà cao tầng dung đại lien bắn vào cầu Chữ Y và cầu Nhị Thiên Đường. Tiểu đoàn 6 được lệnh đánh thẳng lên cầu Chữ Y theo đại lộ Phạm Thế Hiển để hợp đồng với Tiểu đoàn 4 chuẩn bị phát triển vào Quận 1.
Địch chiếm các nhà cao tầng hai bên đại lộ Phạm Thế Hiển, bắn như đổ đạn xuống đường để ngăn chặn tiểu đoàn 6, bộ đội vẫn dựa vào các nhà tiến lên cầu Chữ Y. Tiểu đoàn 5 được lệnh để lại một đại đội chốt giữ cầu Nhị Thiên Đường, còn lại cùng tiểu đoàn 6 lên cầu Chữ Y.
Đến 9 giờ 30 phút sáng thì cả tiểu đoàn 4, 5 và 6 đều có mặt ở cầu Chữ Y. Địch ở phía bên kia cầu và nhà cao tầng bắn ngăn chặn. B40, B41 cùng đại liên của ta đã diệt một số hỏa điểm, chiếm được hai bên cầu Chữ Y. Các đơn vị tiếp tục vận động qua cầu Chữ Y bất chấp hỏa lục ngăn chặn. Đến 10 giờ 45 thì tiểu đoàn 4 và 6 cùng Tiểu đoàn 5 đã đánh chiếm Tổng Nha Cảnh Sát và khu Quân Cảnh. Đến 11 giờ, ta chốt chặn các cổng ra vào, kiểm soát toàn bộ tình hình. Khoảng 1000 tên địch đã vứt bỏ sắc phục, giơ tay xin hàng. Tất cả đều vâng dạ rối rít cảm ơn… Phóng viên nhiếp ảnh các nước kéo đến quay phim, chụp ảnh cảnh ta chiếm Tổng Nha Cảnh Sát, lúc này là 11 giờ trưa ngày 30 Tháng 4 năm 1975.
Ta hoàn toàn kiểm soát Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, khu Quân cảnh, thiết lập các trạm gác ngăn chặn đẩy lùi bọn tàn quân, bọn xấu cải trang vào hôi của. Tất cả các tài liệu, kho tang được niêm phong canh gác chu đáo.
Trung đoàn tổ chức xe có vệ binh hộ tống, ra cầu Chữ Y đón Bộ Tư lệnh Tiền phương.
Các đồng chí trong Bộ Tư lệnh đã đi kiểm tra một loạt các khu vực và khen Trung đoàn 24 kỷ luật nghiêm.. Các đồng chí cũng căn dặn: Đây là một kho tài liệu hết sức quan trọng phục vụ cho các cơ quan nghiên cứu, phải bảo vệ nghiêm ngặt.
11 giờ 30 phút, được tin ta đã chiếm được dinh Độc Lập, Trung đoàn trưởng và một phân đội đi bằng xe cảnh sát (ngụy), cắm cờ Giải phóng, chạy thẳng tới dinh Độc Lập, bắt liên lạc và báo cáo ta đã làm chủ được Tổng Nha Cảnh Sát. Cấp trên điều một đại đội xe tăng T54 (7 xe) của Quân đoàn 2 cùng Trung đoàn 24 bảo vệ mục tiêu vừa đánh chiếm là Tổng Nha Cảnh Sát. Nhân dân Thành phố reo mừng đón chào quân giải phóng, cờ giải phóng xuất hiện ở khắp nơi, mừng Thành phố mừng Miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Theo lệnh cấp trên, Trung đoàn 24 rút ra, đứng chân ở Quận 8 vào đêm 01 tháng 5, bàn giao toàn bộ vũ khí, phương tiện xe cộ, kho tàng, tài liệu đã niêm phong cho Ban Bảo vệ Miền và Sư đoàn 9 tiếp quản.
Trung đoàn được Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh và Bộ Tư lệnh Quân khu biểu dương là đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện triệt để mệnh lệnh cấp trên, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật chiến trường, kỷ luật dân vận.
Trung đoàn 24 đã được thưởng Huân chương Quân công Hạng Nhất và được Nhà nước tuyên dương ĐƠN VỊ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN (Ngày 12 tháng 9 năm 1975)
Trung đoàn 24 tự hào đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn – Gia Định, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
_____
(Nguyễn Mạnh Bình trích dẫn theo nguyên văn cuốn TRUNG ĐOÀN 24, 1965 - 1979, từ trang 324 đến trang 336)