-
Người cựu chiến binh và cuộc hành trình không đơn độc
(14/05/2011 16:05:04)
-
Để bắt đầu hành trình đi tìm mộ đồng đội, ông Ba Xiểm liên hệ với Phòng Chính sách của Quân khu 9 xin sao chép toàn bộ danh sách liệt sĩ của TĐ24, sau đó phô- tô gửi cho Ban liên lạc cựu chiến binh của TĐ24 ở các địa phương để cùng phối hợp tìm kiếm mộ. Cứ vài tháng, ông cùng một số đồng đội tổ chức đi đến nghĩa trang ở các tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ để tìm mộ của các liệt sĩ, xác định sơ đồ mộ chí cho chính xác rồi cung cấp thông tin cho thân nhân, gia đình liệt sĩ biết. Những trường hợp mộ liệt sĩ có danh sách nằm ở các nghĩa trang cụ thể, ông chỉ cần đi xác minh lại. Trường hợp những liệt sĩ hy sinh ở địa phương hoặc ở nhà dân mà trong danh sách chỉ ghi ở xã, huyện, tỉnh... thì ông Xiểm cùng đồng đội phải lặn lội tìm kiếm, dò hỏi khắp nơi để xác định là mộ đang ở nhà dân hay đã được qui tập về nghĩa trang, sau đó báo tin cho gia đình liệt sĩ...
Người cựu chiến binh và cuộc hành trình không đơn độc
Ông Nguyễn Cao Xiểm thường xuyên cập nhật và trao đổi thông tin trên mạng Internet về hành trình tìm mộ liệt sĩ với đồng đội. |
Ánh nắng xế chiều oi nồng, mồ hôi chảy thành dòng trên mặt, nhưng ông vẫn chăm chú ghi lại một cách cẩn thận thông tin trên từng ngôi mộ liệt sĩ, với hy vọng sẽ giúp ích cho một gia đình nào đó đang mỏi mòn tìm kiếm người thân. Khi tôi hỏi động cơ nào đã thúc đẩy ông tình nguyện dấn thân vào hành trình tìm kiếm mộ liệt sĩ, ông trầm ngâm hồi lâu mới khẽ khàng: Vì giữa chúng tôi có tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng... Sau lần gặp gỡ vô tình đó, tôi đã tìm đến nhà gặp ông. Ông tên Nguyễn Cao Xiểm, đại tá về hưu, hiện ở phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, nhiều đồng đội vẫn thân mật gọi ông là ông Ba Xiểm...
Năm 1965, Mỹ mở rộng chiến tranh ở Việt Nam, chiến trường miền Nam càng lúc càng quyết liệt. Đáp lại lời kêu gọi của Bác, hàng vạn thanh niên đã lên đường nhập ngũ. Khi ấy tôi mới 18 tuổi, rời quê hương Thái Bình hành quân vượt Trường Sơn vào Nam... Câu chuyện giữa chúng tôi bắt đầu bằng những hồi tưởng của ông Ba Xiểm về những ngày mới nhập ngũ. Ông nói, lúc mới gia nhập Trung đoàn 24 (TĐ24), ông được điều về Trung đội Thông tin, Tiểu đoàn 9. Đơn vị của ông hầu hết là những chàng trai trẻ đến từ mọi miền đất nước; những con người vui tính, chân thành, chứa chan hoài bão, ước mơ về tương lai. Ông và các đồng đội đã chia sẻ với nhau từng chén cơm, tấm áo, đọc cho nhau nghe những lá thư nhận được từ hậu phương, cùng trải qua những giây phút sinh tử... Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, TĐ24 đã thực hiện nhiều trận đánh mưu trí, anh dũng trên các chiến trường Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ, Tây Nam bộ... lập nên nhiều chiến công hiển hách. Đơn vị đã vinh dự được Bác Hồ tặng danh hiệu Trung đoàn Trung dũng luôn luôn Trung dũng; được Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao tặng thanh gươm vàng. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, TĐ24 là đơn vị đã đánh chiếm Tổng nha cảnh sát Sài Gòn... Để lập nên những chiến công oanh liệt ấy, nhiều chiến sĩ TĐ24 đã anh dũng hy sinh, riêng giai đoạn 1972-1975, có trên 900 chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường miền Nam... Giọng ông lạc đi khi kể lại những lần địch tấn công ác liệt, ông chỉ kịp vuốt mắt cho đồng đội rồi cùng đơn vị vội vã rút lui. Cũng có đồng chí kịp chôn cất, nhưng sau chiến tranh quay lại thì tất cả các dấu tích đều bị xoá nhoà nên không tìm được mộ... Đất nước hoàn toàn giải phóng, ông Ba Xiểm được điều về công tác ở nhiều vị trí trong lực lượng vũ trang Quân khu 9 trước khi nghỉ hưu năm 1991 với cấp hàm Đại tá. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ông luôn trăn trở mỗi khi nghĩ về những đồng đội đã hy sinh nhưng chưa tìm được mộ. Ông kể: Một lần, tôi đến Hà Nội thăm gia đình một đồng đội rất thân đã hy sinh. Gặp tôi, mẹ của anh ấy khóc, những người thân trong nhà nói mấy chục năm nay, cứ gặp bạn bè, đồng đội của con, hay đến ngày thương binh liệt sĩ là bà lại khóc. Còn bố của anh ấy, trước khi mất, ông chỉ có một ước nguyện là tìm và đưa hài cốt của con trai về với gia đình. Cuộc gặp gỡ ấy đã thôi thúc tôi đi tìm mộ liệt sĩ, với mong muốn làm việc gì đó có ý nghĩa cho những đồng đội đã hy sinh và thân nhân của họ.
Để bắt đầu hành trình đi tìm mộ đồng đội, ông Ba Xiểm liên hệ với Phòng Chính sách của Quân khu 9 xin sao chép toàn bộ danh sách liệt sĩ của TĐ24, sau đó phô- tô gửi cho Ban liên lạc cựu chiến binh của TĐ24 ở các địa phương để cùng phối hợp tìm kiếm mộ. Cứ vài tháng, ông cùng một số đồng đội tổ chức đi đến nghĩa trang ở các tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ để tìm mộ của các liệt sĩ, xác định sơ đồ mộ chí cho chính xác rồi cung cấp thông tin cho thân nhân, gia đình liệt sĩ biết. Những trường hợp mộ liệt sĩ có danh sách nằm ở các nghĩa trang cụ thể, ông chỉ cần đi xác minh lại. Trường hợp những liệt sĩ hy sinh ở địa phương hoặc ở nhà dân mà trong danh sách chỉ ghi ở xã, huyện, tỉnh... thì ông Xiểm cùng đồng đội phải lặn lội tìm kiếm, dò hỏi khắp nơi để xác định là mộ đang ở nhà dân hay đã được qui tập về nghĩa trang, sau đó báo tin cho gia đình liệt sĩ... Bên cạnh tìm kiếm mộ liệt sĩ của TĐ24, ông Xiểm còn ghi lại danh sách liệt sĩ của tỉnh Thái Bình (quê ông) và các tỉnh, thành khác rồi tìm cách báo cho gia đình liệt sĩ hoặc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh, thành đó. Ông nói: Đi đến đâu tôi và các đồng đội của mình cũng nhận được giúp đỡ chân thành của chính quyền và nhân dân. Bởi không riêng chúng tôi, được tận hưởng cuộc sống hoà bình, mọi người đều mong muốn góp phần bù đắp và xoa dịu sự mất mát của những gia đình đã cống hiến những người con thân yêu của mình vì độc lập của dân tộc.
5 năm qua, không thể kể hết những trường hợp mà ông Nguyễn Cao Xiểm đã cung cấp thông tin, giúp đỡ để tìm ra mộ người thân là liệt sĩ. Trò chuyện với chúng tôi qua điện thoại, bà Nguyễn Thị Hồng Lan, chị gái của liệt sĩ Nguyễn Văn Quế, kể: Em tôi hy sinh vào tháng 3-1975, gia đình đã nhiều lần tổ chức đi tìm mộ nhưng không có kết quả. Nhờ anh Nguyễn Cao Xiểm và anh Hoàng Đức Thuận ở Tiền Giang đi tìm và gửi thư báo, gia đình tôi mới biết mộ em tôi được qui tập tại Nghĩa trang huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Hôm gia đình bay vào để đưa hài cốt của em tôi về quê nhà, các anh đã đi xe máy hàng trăm cây số đến cùng gia đình tôi làm các thủ tục. Ngày 4-2-2010, tại xã Nghi Liên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, lễ truy điệu và cát táng liệt sĩ Nguyễn Văn Quế được tổ chức trọng thể. 35 năm mỏi mòn tìm kiếm, gia đình mới đưa được hài cốt của liệt sĩ Quế về nơi chôn nhau cắt rốn.
Anh Nguyễn Duyên Vụ, con trai của liệt sĩ Nguyễn Duyên Nghĩa (Thái Bình), còn nhớ hôm nhận được thư của ông Xiểm báo tin đã tìm thấy mộ cha của anh ở nghĩa trang tỉnh An Giang, trong gia đình ai cũng mừng rơi nước mắt. Bởi mấy mươi năm qua, gia đình đã tìm kiếm mộ cha anh khắp nơi, có lúc nghĩ là vô vọng vì giấy báo tử của ông chỉ ghi nơi hy sinh là ở chiến trường miền Nam. Anh Vụ cho biết: Sau khi biết vị trí mộ, hằng năm gia đình tôi đều tổ chức vào miền Nam để viếng mộ, gặp gỡ các đồng đội của cha. Năm 2009, chú Xiểm đã hỗ trợ gia đình tôi hoàn thành các thủ tục để bốc mộ, đưa hài cốt cha tôi về quê rất chu đáo...
...Giữa buổi trò chuyện, ông dừng lại, đi vào nhà lấy ra quyển abum cũ. Ông lần giở cho tôi xem những bức thư, những tấm ảnh đã ố vàng, không ít đồ vật trong đó là di ảnh, di vật của những đồng đội đã hy sinh trong quãng thời gian từ năm 1965 đến 1974. Những bức ảnh ấy ông giữ để làm kỷ niệm, nhưng có lúc, nó có ý nghĩa to lớn với gia đình của đồng đội ông. Như lần về thăm nhà của liệt sĩ Lương Trọng Quỳnh ở Gia Lâm, Hà Nội, ông Xiểm mới biết gia đình không có ảnh thờ. Trở về nhà, ông lấy tấm ảnh của bạn phóng to, gửi về cho gia đình liệt sĩ Quỳnh. Cũng nhờ bức ảnh ông Xiểm lưu giữ mà gia đình liệt sĩ Lê Văn Chung ở Bến Tre cũng mới có ảnh để thờ. Ngắm nhìn thật lâu những gương mặt trong ảnh, ông chùng giọng: Hai người này đều hy sinh ở Tây Nguyên nhưng đến nay vẫn chưa tìm được mộ. Nhiều năm qua tôi luôn cố gắng tìm kiếm với hy vọng một ngày nào đó sẽ đem được hài cốt của họ về với gia đình...
Không chỉ là một người sống có tình nghĩa với đồng đội, đồng chí, ông Xiểm còn là một tấm gương về ý chí nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Lúc ông mới về hưu, hoàn cảnh khó khăn mà các con đang tuổi ăn, tuổi học, người cựu chiến binh ấy không nề hà công việc để cải thiện kinh tế gia đình: ông nuôi heo, nuôi gà, nấu rượu, rồi cùng một số bạn bè thành lập một công ty kinh doanh lương thực. Tuy bận rộn nhưng ông vẫn dành thời gian để động viên các con học hành. Hiện con gái lớn của ông đã tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ đang dạy học ở TP Hồ Chí Minh; con trai thứ hai học cao học ngành Quản trị kinh doanh đang làm việc cho một doanh nghiệp lớn ở Cần Thơ; con trai út nối nghiệp cha, sau khi tốt nghiệp Đại học Quân đội, đang công tác ở Quân khu 9. Ông Xiểm còn là một thành viên tích cực trong các phong trào xã hội ở địa phương. Thời gian qua, với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh khu vực 3, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, ông đã đóng góp và vận động quỹ hỗ trợ nhiều đối tượng còn gặp khó khăn, nhất là cựu chiến binh và học sinh...
Chia tay tôi, ông Ba Xiểm chuẩn bị hành lý cho vào ba lô. Tôi đã có lần thấy bên trong chiếc ba lô cũ ấy, ngoài vài bộ quần áo đã bạc, chiếc nón tai bèo còn một quyển sổ ghi thông tin tìm mộ liệt sĩ mà ông nâng niu như một báu vật. Cứ độ vài ba tháng, chiếc ba lô ấy lại trở thành bạn đồng hành cùng ông rong ruổi trên những chặn đường tìm mộ đồng đội, càng lúc càng xa hơn...
Bài, ảnh: LỆ THU
Nguồn: www.baocantho.com.vn
- 1 - Viết bởi Dương Văn Cúc nhờ anh tìm giúp hài cốt liệt sĩ thuộc NB(08/07/2011 18:07:52)
- Đ/c Dương Văn Thiệu, Trung đội trưởng thuộc NB sinh năm 1950, nhập ngũ tháng 2/1968. hy sinh 13/12/1972. Đã mai táng khu vực riêng của đơn vị. gia đình chúng tôi đã cất công tìm nhiều năm nhưng không thấy hài cốt,nếu có thông tin gì xin anh liên hệ theo email trên hoặc báo cho gia đình chúng tôi theo sđt:0904050353 xin chân thành cám ơn!
- 2 - Viết bởi mạc duy tiến thông tin thêm về bài viết của lệ thu(14/05/2011 23:05:16)
- tôi biếttrường g hợp hi sinh của anh(nguyển duyên nghỉa) hôm đó từ camphuchia về việt nam trên chuyến xe có anh nghỉa. anh tản. anh lũy và một anh nữa lâu rồi tôi quên tên. lái xe do tôi cử là đ,c nguyễn văn thìn quê quảng ninh. khi xe đi qua tỉnh takeo thì bị phục kích.các anh đã chiến đấu đến cùng không chịu rơi vào tay bọn bônpốt.vì bọn chúng quá đông mà trên xe các anh toàn chỉ có súng ngắn. lái xe có môt khẩu ak.không chủ động vì bât ngờ.cuộc chiến đấu không cân sức.khiđơn vị đến chi.việh các anh.đã hy sinhi nếu anh nghĩa mà quy tập ởnghĩa trang. an giang thì. các anh kia anhg tản.anh lũy.. anh thìn. cũng chắc là cùng nghĩa trang an giang cả thôi. vì các anh cùng hi sinh một trận mà.vậy anh mạnh bình thử hỏi anh ba xiểm xem có gì anh cho tôi biết vì anh xiểm biết tôi màịchúc anh sớm có thông tin
- 3 - Viết bởi mạc duy tiến đề nghị anh mạnh bình tìm giúp liệt sỹnguyễn văn mai(14/05/2011 22:05:17)
- ngày 24 3 1975 đ/c nguyễn văn mai hy sinh tại xã mỹ hạnh đông huyện cái bè (mỹ tho) đơn vị trước lúc hy sinh là ban tham mưu e24 khi mai táng ở sát bờ kênh 10 tôi cùng với du kích xã mai táng sau đơn vị tiếp tục hành quân đánh vào sài gòn. giải phóng miền nam.đơn vị về gò công .tôi đi học năm 1977 tôi quay lại tìm mộ nhưng nhiều mộ quá không sác định được.( vì lúc mai táng chỉ có 03 mộ)sau đó tôi phải đi chiến đấu ở cam phuchia tới năm 1980 đơn vị được điều ra bắc.đầu năm 1981 tôi do vết thương năng được đơn vị cho ra quân. từ đo tới nay.kẹt quá chưa có điều kiện vào trong đó vậy tôi nhờ anh nguyễn mạnh bình tìm giúp.nếu tìm thấy anh thông báo cho tôi(hoặc ban liên lạc ccbe24 hải dương )điện thoại 0936480971 anh bình thông cảm trình độ sử dụng vi tính còn hạn chế có gì không phải bỏ qua cho tiến nhé cám ơn nhiều chào anh . chúc anh cùng gia đình mạnh khỏe hạnh phúc cho mình gửi lời thăm đồng đội trong đó hẹn gặp lại lần sau