-
ĐỀ CƯƠNG TRƯNG BAY PHÒNG TRUYỀN THÔNG CHIÊN THĂNG NGÃ SAU BẰNG LĂNG
(06/08/2014 04:08:03)
-
Hương tơi Kỷ niệm 40 năm Chiên Thăng Ngã Sáu Bằng Lăng, trong thời gian qua, BLL E24 và địa phương Tiền Giang đã tiên hành sưu tập tư liệu, hình ảnh, hiện vật để trưng bày tại nhà Bảo Tàng xã Mỹ Trung, Cái Bè, Tiền Giang. Chung tôi vừa nhận được công văn của Bảo Tàng tỉnh Tiền Giang về đề cương trương bày Phòng Truyền thông Chiên tháng Ngã Sau Bằng Lăng. Xin trân trọng giơi thiệu cùng cac đồng chi, cac bạn tham khảo. Mọi gop ý, xin gởi về Quản trị website E24 theo địa chỉ Email: manhbinhkb@yahoo.com.vn, hoặc gởi trực tiêp vể Bảo Tàng Tỉnh Tiền Giang...
ĐỀ CƯƠNG TRƯNG BÀY PHÒNG TRUYỀN THỐNG
CHIẾN THẮNG NGÃ SÁU- BẰNG LĂNG
(MỸ TRUNG-CÁI BÈ TIỀN GIANG)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, quân và dân Mỹ Tho – Gò Công (nay là Tiền Giang) đã làm nên nhiều chiến công vang dội, góp phần cùng cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến, giải phóng miền Nam (30-4-1975) thống nhất tổ quốc. Một trong những chiến công đó là chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng , xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè từ ngày 11 đến 14 tháng 3 năm 1975. Đây là một trận đánh khởi đầu chiến dịch mùa khô đợt hai năm 1975 giữa lực lượng chủ lực Quân khu 8 kết hợp lực lượng địa phương và nhân dân Cái Bè với lực lượng địch gồm tiểu đoàn bảo an, trung đoàn 11 sư đoàn 7 ngụy. Chỉ trong vòng 4 ngày (11 – 14/3) với sự phối hợp chặt chẽ của 3 thứ quân, đặc biệt là bộ đội chủ lực, trong đó lực lượng tấn công yến khu Ngã Sáu là Trung đoàn bộ binh 24, có sự phối hợp tác chiến diệt viện của trung đoàn bộ binh 320 và 207 sư đoàn bộ binh 8. Với chiến thuật “Vây tấn – lấn phá – triệt – diệt”, ta đã đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn nguỵ. San bằng toàn bộ yến khu Ngã Sáu. Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng là một chiến thắng mở màn giòn giã ngay từ đầu đợt 2 ở cụm mục tiêu then chốt của khu vực trọng điểm, tạo sức ép trực tiếp thường xuyên trên quốc lộ 4 và tạo điều kiện hoạt động mở rộng vùng yếu Chợ Gạo, Gò Công, TânTrụ, Châu Thành- Tân An, hình thành được tuyến hành lang từ trung tâm Đồng Tháp Mười đến Nam Nhà Bè và đã tạo điều kiện cho các lực lượng Kiến Phong mở rộng vùng giải phóng. Chiến thắng Ngã Sáu đã nói lên sự kết hợp tài tình giữa lực lượng bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương và dân quân du kích trong việc xác định rõ đối tượng tác chiến để đi đến thắng lợi. Sau trận này Trung đoàn 24 được tặng cờ của Sư đoàn 8 in dòng chữ: “Dũng mãnh vượt sông tiến công dứt điểm” và được tặng huân chương quân công hạng ba của Bộ Tư lệnh miền. Nhằm ghi lại công ơn to lớn của các thế hệ trước và giáo dục truyền thống đấu tranh hào hùng của dân tộc ta nói chung và của quân dân Cái Bè nói riêng trong bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Sau khi khảo sát tại di tích và căn cứ vào thực tế nhà trưng bày chiến thắng Ngã Sáu xã Mỹ Trung. Bảo tàng Tiền Giang xây dựng đề cương trưng bày Phòng Truyền thống Chiến thắng Ngã Sáu – Bằng Lăng (Mỹ Trung- Cái Bè) để giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau tìm hiểu truyền thống yêu nước hào hùng của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. 2. Mục đích Mục đích trưng bày Phòng truyền thống Chiến thắng Ngã Sáu – Bằng Lăng (Mỹ Trung- Cái Bè) là thông qua những hiện vật, tài liệu, hình ảnh liên quan đến chiến thắng Ngã Sáu – Bằng Lăng để giới thiệu cho khách tham quan về sự chiến đấu quả cảm của lực lượng Khu 8 và quân dân Cái Bè trong những năm tháng tiến công mở rộng vùng giải phóng, tiến tới tổng tiến công giải phóng miền Nam (30-4-1975), thống nhất đất nước, góp phần vào việc phát huy giá trị truyền thống của dân tộc ta. 3. Yêu cầu Để đạt được mục đích nói trên, đề cương trưng bày cần đáp ứng được những yêu cầu sau: - Nội dung thể hiện được quá trình chuẩn bị và tấn công yến khu Ngã Sáu giành thắng lợi của lực lượng ta. - Tư liệu, hình ảnh, hiện vật, bản đồ, sa bàn…phải chính xác. - Hình thức phong phú, súc tích, hấp dẫn. Trưng bày Phòng truyền thống sẽ nhấn mạnh những tư liệu, hình ảnh , hiện vật, bản đồ, sa bàn…về quá trình chuẩn bị tác chiến cũng như các mũi tấn công của lực lượng ta đánh chiếm yến khu Ngã Sáu- Bằng Lăng thông qua những tấm gương điển hình của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 24 (Khu 8), Tỉnh đội, huyện đội, xã đội và nhân dân Cái Bè … trưng bày cũng nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu truyền thống đấu tranh của dân tộc ta cho khách đến tham quan, nghiên cứu. Làm được điều đó, phòng truyền thống Chiến thắng Ngã Sáu- Bằng Lăng sẽ thực hiện được nhiệm vụ chính trị và góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau. 4. Quy trình thực hiện: Để việc thực hiện trưng bày Phòng truyền thống có kết quả mong muốn cần tiến hành các bước như sau: - Cán bộ Bảo tàng khảo sát Nhà trưng bày hiện có tại xã Mỹ Trung- Cái Bè. - Cán bô Bảo tàng tổng hợp các tư liệu, hình ảnh, hiện vật để lập đề cương trưng bày. - Cán bộ Bảo tàng lập đề cương trưng bày, thông qua Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Tiền Giang (Cơ quan chủ quản) phê duyệt. - Cung cấp đề cương cho Công ty thiết kế mỹ thuật thực hiện Maket. - Thông qua Maket và kinh phí cho Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Tiền Giang duyệt. - Bảo tàng và công ty thiết kế mỹ thuật tiến hành thực hiện trưng bày. - Mời Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch , Tỉnh Đội Tiền Giang, Đại diện Ban Liên lạc Trung đoàn 24, UBND huyện, Huyện đội, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện Cái Bè và UBND xã Mỹ Trung (Cái bè) nghiệm thu. 5. Nội dung trưng bày: ĐỀ MỤC 1: Tổng quan về xã Mỹ Trung (Cái Bè) Nội dung cơ bản của đề mục này là giới thiệu về đất nước, con người xã Mỹ Trung, thông qua: Bản đồ hành chính xã Mỹ Trung ĐỀ MỤC 2: Phong trào cách mạng của quân dân huyện Cái Bè sau Hiệp định Paris Nội dung đề mục này giới thiệu tổng quan về ký kết hiệp định Paris, đánh dấu sự thất bại của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam và giới thiệu sự lãnh chỉ đạo của Quân khu 8, Tỉnh ủy, huyện ủy đối với quân dân khu 8, quân dân Cái Bè tham gia Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975. Bản trích: Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam…Rút hết quân Mỹ và chư hầu, phá hủy căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam quyết định tương lai của mình. Trích: nội dung Hiệp Định Paris (tháng 1- 1973) Ảnh: - Toàn cảnh cuộc ký kết tại Hiệp định Paris - Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thị Bình ký tắt Hiệp định Paris - Những tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam - Đồng bào biểu tình phản đối địch vi phạm Hiệp định Paris ở Mỹ Tho - Đồng bào biểu tình phản đối địch vi phạm Hiệp định Paris ở Cái Bè Bảng trích: Phải kiên quyết và liên tục phản công và tiến công địch để ngăn chặn, đẩy lùi các mũi lấn chiếm, bình định của địch, phát động quần chúng nổi dậy củng cố lại ba mũi quân sự, chính trị, binh vận ở cơ sở, tiếp tục tấn công tiêu diệt và làm tan rã địch để mở mảng, mở vùng. Trích: Chỉ đạo của Thường vụ Khu ủy Khu 8, năm 1973. Sơ đồ: Diễn biến chiến dịch tiến công tổng hợp Khu 8. Ảnh: 10 ảnh về tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975 tại Mỹ Tho và Cái Bè Hiện vật: ĐỀ MỤC 3: Chiến thắng Ngã Sáu- Bằng Lăng Nội dung đề mục này nêu lên sự chỉ đạo của Khu ủy Khu 8 trong việc chuyển hướng tiến công và sự kết hợp của lực lượng Khu 8 với quân dân Cái Bè tiến công yến khu Ngã Sáu- Bằng Lăng. Cờ “Dũng mãnh vượt sông tiến công dứt điểm” Cờ Truyền thống của Trung Đoàn 24 với dòng chữ vàng do Bác Hồ tặng: “Trung dũng- luôn luôn trung dũng” Bảng trích: Quân khu ủy nhất trí đề nghị với thường vụ Khu ủy cho chuyển hướng tiến công ra phía Cái Bè. Cụ thể là đợt 2 mở khu vực Ngã sáu - Mỹ Trung, bao gồm các xã giáp ranh huyện cái Bè, tỉnh Mỹ Tho, huyện Mỹ An, tỉnh Sa Đéc. Trích: Khu VIII- Trung Nam bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954- 1975) Bản đồ: Chiến lệ Trận đánh Ngã sáu- Bằng Lăng Sa bàn: Trận đánh Ngã Sáu- Bằng Lăng Hình ảnh: 1. Kinh 28, ấp Mỹ Hoà, xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nơi xảy ra trận đánh Ngã Sáu - Bằng Lăng