-
CẨM CHƯỚNG ĐỎ
(11/03/2009 00:03:00)
-
Entry này sẽ post lên mạng đúng vào giờ "N", tức 4g00 sáng 11 Tháng 3 - Ngày mà cách đây 34 năm, Trung Đoàn 24 Trung Dũng được lệnh khai hỏa, mở màn cho trận chiến thắng lẫy lừng Ngã Sáu Bằng Lăng, hòa cùng toàn miền Nam bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975...
Entry này sẽ post lên mạng đúng vào giờ "N", tức 4g00 sáng 11 Tháng 3 - Ngày mà cách đây 34 năm, Trung Đoàn 24 Trung Dũng được lệnh khai hỏa, mở màn cho trận chiến thắng lẫy lừng Ngã Sáu Bằng Lăng, hòa cùng toàn miền Nam bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975...
CẨM CHƯỚNG ĐỎ
Ngày 8/3
Anh mua hoa không dành để tặng em
Những bông cẩm chướng đỏ tươi như màu máu
Lặng lẽ anh về
vùng xa hun hút
Cánh đồng hoang đất thụt bùn lầy
Nơi bạn anh còn nổi chìm trong ấy
Hơn ba mươi năm rồi vẫn khắc khoải gọi về thăm...
Ngày 8/3
Anh mua hoa
Những bông cẩm chướng đỏ tươi như màu máu
Tới đặt lên nơi doi đất bạn anh nằm...
Tháng 3/2009
Nguyễn Mạnh Bình
Ngày 8/3 năm 2009, Anh em cựu chiến binh Tiểu đoàn 5 Trung Đoàn 24 chúng tôi có tổ chức chuyến “VỀ THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA”; thăm lại “ TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG NGÃ SÁU BẰNG LĂNG” viếng Nghĩa Trang Liệt sĩ huyện Cái Bè và thăm vùng căn cứ cũ…
Cùng đi với các Cựu binh K5 còn có chị Nguyễn Thị Hồng Lan, chị gái của Liệt sĩ Nguyễn Văn Quế của Tiểu Đoàn 5, hy sinh trong trận Ngã Sáu (11/3/1975) và cháu Lê Thanh Trung, con trai của đ/c Lê Thanh Tân, nguyên chính trị viên phó Tiểu đoàn 5...
( Từ trái qua: Vi Chí Thịnh, Mạnh Bình -K5-, chị Hồng Lan, cháu Thanh Trung) đang trên phà qua sông 28, cùng với hướng mà đêm 11/3/75, cán bộ và chiến sị E 24 đã "Dũng cảm tiến công, vượt sông dứt điểm" Chi Khu Ngã Sáu...
Nơi đây, có sáu nhánh sông gặp nhau...Căn cứ của địch được bao bọc bởi ba phía đều là sông nước nên chúng cho là "Bất khả xâm phạm...
Một góc sông Ngã Sáu (ba nhánh phía Tiền Giang)...
Dưới chân tượng đài
"CHIẾN THẮNG NGÃ SÁU BẰNG LĂNG" ...
Tượng đài được dựng và khánh thành vào ngày 25-04-2005, nằm trên địa phận thuộc xã Mỹ Trung - Cái Bè, Tiền Giang (ngay trên vị trí xưa kia là trận địa pháo 105 củaYếu khu Ngã Sáu của địch mà ta đã đánh chiếm)
Tượng đài cao lồng lộng, với sáu bức phù điêu ở 6 mặt như những đài hoa, khắc họa hình ảnh quân dân đang sát cánh bên nhau. Phía trên mang hình bông hoa 6 cánh xòe ra, cũng như 6 nhánh sông gom lại nơi này. Nhị hoa được cách điệu tạo hình từ những mũi súng giương cao. Và cao hơn cả là ngôi sao vàng in trên nền trời Tổ Quốc...
Trên thân tượng đài, những dòng chữ vàng khắc đậm vào nền đá đen, ghi lại thật chung chung về trận chiến khốc liệt mà trung đoàn 24 là đơn vị trực tiếp vượt sông tiêu diệt căn cứ Ngã Sáu này...
đỏ như máu của các anh đã nhỏ xuống đất này...
1. TRẦN TRỌNG TRUNG ( 1955) - B phó
2. NGUYỄN TRIỆU PHÚ ( 1952 ) - Bphó.
3. DƯƠNG HỒNG THANH ( 1950 ) - B trưởng.
4. BÙI LƯƠNG CHỈ ( 1956 ) - ChiẾN sĩ.
5. NGUYỄN VĂN QUẾ ( 1952 ) - B trưởng.
6. NGUYỄN QUANG HUỆ (1954 ) - A trưởng.
7. NGUYỄN HỒNG HÀO ( 1946 ) - D phó
8. NGÔ QUANG TOẢN ( 1955 ) - Chiến sĩ.
9. HOÀNG TIẾN TOÁN ( 1955 ) - Chiến sĩ.
10. LƯƠNG XUÂN ĐÀO ( 1955 ) - Chiến sĩ.
11. PHẠM CÔNG THỨC ( 1956 ) - A trưởng [Cẩm Thủy - Thanh Hóa ]
12. NGUYỄN DUY XUÂN ( 1955 ) - Chiến sĩ.
13. PẠHM VĂN CHIẾN ------------- A trưởng
14. PHẠM NGỌC HIỀN ( 1954 ) Chiến sĩ.
(Cũng cần nói thêm: Trong số 32 cán bộ chiến sĩ E24 hy sinh ở Ngã Sáu, chỉ riêng đồng chí Trịnh Đình Kiện bị trúng đạn cối, bay mất xác, và 14đ/c có mộ bia trong NTLS Cái Bè; còn lại 17đ/c không có mộ bia, có thể đang nằm đâu đó trong số những hàng bia chưa có tên trong nghĩa trang này...)
Chị Lan ngồi bên mộ em trai mình là Nguyễn Văn Quế.
Bên cạnh là Lê Thanh Tân đang hồi tưởng về chiến sĩ của mình...
7 NGỌN NẾN...
Đồng đội của tôi ơi! Hãy nhớ về họ!
11g trưa, chúng tôi rời NTLS Cái Bè để về vùng căn cứ 20/7 ở Tam Bình Cai Lậy, Tiền Giang,
Về nhà anh Hai Tân...
Thăm Má Hai đã ngoại tám mươi. Trí nhớ của Má không còn được như xưa, nhưng suốt ngày chỉ nhắc :Mấy đứa 24 sao mãi không về với Má...
Thăm Má Tư cùng ở nơi Xẻo Lá...
Các chị ra đón chúng tôi như khi xưa chúng tôi đi đánh bót về...
Bữa cơm thân mật thắm tình quân dân
Chị Bảy Hiền tiếp chị Lan-người lần đầu tiên về vùng Xẻo Lá Tam Bình...
Anh Năm Sánh -nguyên Chủ tịch UB.Cách Mạng xã Tam Bình và anh Hai Đời, nguyên Phó chủ tịch xã phụ trách kinh tài. Thời chúng tôi đóng quân ở địa bàn, chính các anh là những cán bộ địa phương đã lo lương thực, thuốc men, pin đèn, cả dép dâu, đèn ngoéo... cho đơn vị tôi vững lòng xông pha trận mạc...
Nhìn bông rau mác dưới rạch Tam Bình này lại nhớ đến những ngày kháng chiến gian khổ nhưng ấm tình nặng nghĩa quân dân...
CHIA TAY RA VỀ...
Nhớ lắm vùng đất Tam Bình xưa bát ngát trâm bầu, nay xanh biếc những vườn sầu riêng, và xanh mãi tình quân dân sâu nặng...
CẨM CHƯỚNG ĐỎ
Mỹ tho 3g50 sáng ngày 11/3/2009
Bài và hình ảnh: Nguyễn Mạnh Bình